Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn có sao không?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2375 Lượt xem

Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn có sao không?

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Theo quy định hiện hành, khi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà chủ phương tiện có mặt tại nơi xảy ra vi phạm thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành chính. Người vi phạm có nghĩa vụ chấp hành biện pháp xử lý trong thời hạn nhất định, tuy nhiên một số người thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn. Vậy, nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn có sao không?

Cơ sở pháp lý

Vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các văn bản sau:

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau đây viết tắt là Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Trên cơ sở các quy định trên, chúng ta có thể giải đáp được thắc mắc nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn có sao không?

Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt

Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm giao thông tuân thủ theo quy định tại khoản 1 điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

“ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.

Như vậy, khi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bạn đọc cần tuân thủ theo thời hạn thi hành được ghi trên quyết định xử phạt. Vậy, nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn có sao không? Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc hậu quả pháp lý của việc không thi hành đúng thời hạn xử phạt vi phạm.

Hậu quả pháp lý

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, nếu quá thời hạn nêu trên, thì người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì sẽ phải nộp thêm 0.05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Mặt khác, nếu thuộc trường hợp tạm giữ phương tiện mà người vi phạm không thi hành quyết định đúng hạn sẽ xử lý theo quy định tại khoản 4 điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể:

“ Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại điều 82 của Luật này”.

Bên cạnh vấn đề nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn có sao không? Nhiều người cũng thắc mắc trường hợp không đến trụ sở công an giải quyết đúng hạn thì bị xử lý như thế nào.

Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc giải quyết thế nào?

Trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vi phạm giao thông là vấn đề khá phổ biến trong đời sống nhằm trốn tránh trách nhiệm khi vi phạm quy định pháp luật. Cách thức xử lý vấn đề này được quy định tại khoản 12 điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Theo đó, trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện (xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe máy chuyên dùng) vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định.

Khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn hiệu lực là 15 ngày.

Sau khi người vi phạm đã đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt phải gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định, thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành đối với phương tiện.

Như vậy, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn có sao không. Ta thấy, nếu không chấp hành đúng thời hạn giải quyết hoặc quyết định xử phạt, bạn có thể gặp các vấn đề pháp lý nghiêm trọng hơn. Do đó, mỗi người trước hết cần tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Đặc biệt, nếu thuộc trường hợp vi phạm cần chấp hành đúng quyết định để giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi