Những điều cần lưu ý khi mua doanh nghiệp
Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau cùng hoạt động trên thị trường. Mỗi mô hình doanh nghiệp sẽ có những tính chất riêng, cơ chế hoạt động, phân chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm riêng.
Mọi nhà nước đều khuyến khích kinh doanh. Mọi cá nhân, tổ chức đều có thể tự do kinh doanh với mọi lĩnh vực mà nhà nước không cấm. Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, tất yếu sẽ có những doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc thua lỗ, phá sản. Một giải pháp cứu cánh cho những doanh nghiệp có hoạt động kinh tế không tốt là các công ty lớn mua lại. Vậy Những điều cần lưu ý khi mua doanh nghiệp là gì?
Hiểu rõ bản chất của doanh nghiệp
Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau cùng hoạt động trên thị trường. Mỗi mô hình doanh nghiệp sẽ có những tính chất riêng, cơ chế hoạt động, phân chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm riêng. Do vậy, trước khi xem xét về việc mua bán, bạn cần kiểm tra kỹ lại xem công ty đó bản chất là gì và cơ cấu tổ chức bên trong như thế nào.
Xác định mục tiêu
Khi bạn đi mua bất kỳ thứ gì dù với giá trị rất nhỏ thì bạn đều có những mục đích nhất định. Vậy khi mua công ty này, bạn có mong muốn gì và mong muốn đó có khả năng thực hiện được hay không là những câu hỏi mà bạn luôn phải suy nghĩ. Chủ doanh nghiệp thu mua phải xem xét cả mặt lợi lẫn mặt hại, những thứ nhận được và những thứ rủi ro trong phiên vụ mua bán này. Nếu mục tiêu quan trọng của bạn là khôi phục và phát triển hoạt động của doanh nghiệp bị thu mua thì bạn có những chiến lược gì có thể áp dụng.
Kiểm tra lại tình trạng thực tế của doanh nghiệp bị bán
Thực trạng của doanh nghiệp sẽ quyết định giá cả thu mua. Nếu bạn đánh giá được doanh nghiệp bị bán càng chính xác thì rủi ro sẽ càng thu hẹp. Khi xác định giá trị của một doanh nghiệp, bạn phải xem xét cả sản nghiệp của doanh nghiệp đó, gồm cả tài sản và nợ. Trong tài sản thì cần phải tính đến giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình. Tài sản vô hình chính là uy tín, chất lượng và những tài sản trí tuệ – những thứ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp.
Đây là những tài sản rất giá trị nhưng cũng có rủi ro bởi có thể bị thay đổi bởi tương lai. Về phần nợ, bạn phải xác định được nguyên nhân nợ, nguồn gốc khoản nợ là của ai,… và tìm được nguồn tài chính để doanh nghiệp khôi phục hoạt động.
Thẩm định doanh nghiệp dựa trên căn cứ pháp lý
Bên cạnh tình trạng thực tế, những vấn đề pháp ý của doanh nghiệp bị bán cũng rất quan trọng. Liệu danh nghiệp đó có hợp pháp hay không, có tuân thủ đúng pháp luật hay không, đã từng vi phạm luật nào chưa? Các giấy tờ của bên kế toán như báo cái tài chính, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí,… có đúng với thực tế không.
Mỗi doanh nghiệp khi muốn thu mua một doanh nghiệp khác đều có những ục tiêu, chiến lược của riêng mình. Song các doanh nghiệp cũng cần xem xét kỹ để tranh bị lừa dối.
Mong rằng qua chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về những điều cần lưu ý khi mua doanh nghiệp.
->>> Tham khảo thêm: Thành lập doanh nghiệp
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty tại Bắc Ninh
Trụ sở chính của công ty đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của công ty và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu...

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty tại Bình Dương
Công ty Luật Hoàng Phi có đội ngũ luật sư, chuyên viên có kiến thức pháp luật, nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ giúp khách hàng thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ công ty một các nhanh...

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty tại Long An
Là công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp nói chung và hỗ trợ về thay đổi địa chỉ công ty nói riêng Công ty Luật Hoàng Phi cam kết sẽ mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ uy...

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty tại Đồng Nai
Công ty thay đổi địa chỉ trong phạm vi quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh làm thay đổi thông tin quản lý đăng ký kinh doanh và thông tin đăng ký thuế nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý...

Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty tại Hải Phòng
Theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC, trước khi chuyển trụ sở sang quận/huyện/tỉnh khác, công ty phải nộp Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế để tiến hành chốt thuế với cơ quan quản lý thuế...
Xem thêm