Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Những điều cần biết về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 2430 Lượt xem

Những điều cần biết về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Trong thời điểm nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gồng mình hết sức để có thể vượt qua được những tổn thất của cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường hiện nay cũng đang đặt ra nhiều khó khăn và rắc rối hơn cho các doanh nhân, đòi hỏi họ phải lựa chọn ra được chiến lược khôn ngoan nhất cho sự sống còn của doanh nghiệp

Trong thời điểm nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gồng mình hết sức để có thể vượt qua được những tổn thất của cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường hiện nay cũng đang đặt ra nhiều khó khăn và rắc rối hơn cho các doanh nhân, đòi hỏi họ phải lựa chọn ra được chiến lược khôn ngoan nhất cho sự sống còn của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, M&A đang là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều thời gian gần đây. M&A – viết tắt cho hai từ Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại), là một định nghĩa về chiến lược hợp tác doanh nghiệp trong việc tái phân bổ nguồn lực tài chính và hệ thống quản trị, thông qua việc mua bán, kết hợp với các doanh nghiệp khác có khả năng tài chính cao hơn hoặc hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.

M&A – chiến lược khôn ngoan?

Trong một vài năm gần đây, M&A được đánh giá là một chiến lược khôn ngoan và hiệu quả nhất, đặc biệt là ở bối cảnh một nền kinh tế có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa như Việt Nam. Nếu những hoạt động khác của doanh nghiệp như phát hành cổ phiếu, tung ra sản phẩm mới, mở rộng chiến lược marketing, cắt giảm chi phí… thường được tiến hành một chiều, mang tính chủ quan một phía của doanh nghiệp thì M&A lại là một quá trình hai chiều giữa những doanh nghiệp với nhau (bên mua và bên bán). Tính chiến lược được đặt ra lúc bấy giờ là của nhiều doanh nghiệp khác nhau, từ đó dễ dàng dẫn đến những sự chủ quan giành lợi riêng cho mình.

Những điều cần biết về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Khi một doanh nghiệp có ý định tiến hành thủ tục M&A, chủ doanh nghiệp luôn đứng trước rất nhiều vấn đề cần xem xét, như: dạng thực hiện M&A; động cơ của M&A; lợi ích và chi phí; các vấn đề thuế, kế toán; về các quyền lợi quản trị, chiến lược kinh doanh trong tương lai; những rủi ro về tài chính có thể xảy ra…

Xu hướng chung hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam là bên bán thường tập trung vào vấn đề tài chính nhiều hơn nên họ thường nhanh chóng quyết định lựa chọn hình thức “M&A tài chính” mà không hề cần thiết cân nhắc những vấn đề khác có tính liên quan chặt chẽ như pháp luật điều chỉnh, tư cách pháp lý, chế độ quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực,… Điều này sẽ rất dễ dàng dẫn đến những rủi ro về sau. Trong khi đó, xét trên một khía cạnh về mặt tổng thể, luật pháp mới là yếu tố cốt lõi chi phối rộng rãi đến quá trình diễn ra thủ tục M&A.

Sự chi phối của công cụ luật pháp

Trong suốt giai đoạn trước và sau khi M&A, sự chi phối của luật pháp luôn luôn mang tính quyết định rất cao. Với tầm bao phủ rộng rãi, luật pháp mới chính là yếu tố quan trọng mà những người trong cuộc – tức những doanh nhân- phải hết sức coi trọng và quan tâm kỹ lưỡng. Nếu xem việc thực hiện M&A chỉ là một hoạt động thương mại đơn thuần về mối quan hệ mua và bán thì vấn đề tài chính của hai công ty có thể là mấu chốt cốt lõi giúp cho hai bên đưa ra quyết định thu mua hoặc sáp nhập trong ngắn hạn. Nhưng nếu nhìn việc thực hiện M&A như là một chiến lược kinh doanh vậy thì luật pháp  đáng ra phải là công cụ tốt nhất, hiệu quả nhất để các doanh nhân xác định sự thành công dài hạn của cả doanh nghiệp mình mới đúng.

Sự cần thiết của lực lượng trung gian

Tính chuyên môn về luật pháp cần thiết của bên trung gian trong hoạt động M&A không chỉ là dừng lại ở quy mô công ty, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên ngành mà còn là khả năng chia sẻ các điều luật của các luật sư tư vấn và bên doanh nghiệp tham gia. Là người sẽ theo sát và hỗ trợ doanh nghiệp cho đến giai đoạn sau khi M&A, các luật sư tư vấn sẽ chú ý lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, rắc rối cũng như nguyện vọng của doanh nghiệp khi đứng trước một quyết định sống còn trong kinh doanh. Sự thấu hiểu này sẽ giúp các luật sư tư vấn bám sát vào những vấn đề và tư vấn cho doanh nghiệp hướng đi phù hợp, đúng đắn ngay từ giai đoạn chuẩn bị chọn hình thức M&A cho đến khi cùng doanh nghiệp thích nghi với môi trường mới.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Ninh Bình

Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định khi doanh nghiệp thông qua quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì trong vòng 10 ngày phải tiến hành thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật lại thông tin doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi