Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Người tham gia giao thông có văn hóa là gì?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4496 Lượt xem

Người tham gia giao thông có văn hóa là gì?

Văn hóa giao thông là ý thức, thái độ của mọi người khi tham gia giao thông trên đường phố, văn hóa này là một bộ phận của văn hóa công cộng, là tập hợp những cách ứng xử, chấp hành nghiêm chỉnh mà pháp luật ban hành về lĩnh vực giao thông đường bộ.

Tại Việt Nam, điển hình là tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, hai chữ “tắc đường” đã không còn xa lạ với người dân ở đây đặc biệt vào những ngày mưa hay có sự kiện gì đó diễn ra. Bên cạnh đó, những vụ tai nạn giao thông cũng thường xuyên xảy ra gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản…

 Những tác động tiêu cực của giao thông mang lại này hoàn toàn có thể giảm được nếu như người tham gia giao thông có ý thức hơn và việc xây dựng, thực hiện văn hóa giao thông là rất cấp bách Vậy văn hóa giao thông là gì? Như thế nào là người tham gia giao thông có văn hóa?

Văn hóa giao thông là gì?

Văn hóa giao thông là ý thức, thái độ của mọi người khi tham gia giao thông trên đường phố, văn hóa này là một bộ phận của văn hóa công cộng, là tập hợp những cách ứng xử, chấp hành nghiêm chỉnh mà pháp luật ban hành về lĩnh vực giao thông đường bộ.

Việc xây dựng văn hóa giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng ùn tắc giao thông hoặc hạn chế tai nạn giao thông. Cụ thể, xây dựng văn hóa giao thông sẽ mang đến những ý nghĩa như sau:

Văn hóa giao thông giúp giảm thiểu được tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đặc biệt là ở các đô thị lớn khi số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều mà cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được sự phát triển của kinh tế xã hội.

Phát triển văn hóa khi tham gia giao thông góp phần cải thiện sự văn minh của đô thị, thay đổi cách nhìn của quốc tế đối với văn hóa và con người Việt Nam.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa giao thông không phải là trách nhiệm riêng của cơ quan quản lý, người có trách nhiệm thực thi công vụ mà cái chính và quan trọng nhất là ở ý thức của người tham gia giao thông.

Ý nghĩa của văn hóa giao thông

– Văn hóa giao thông văn minh có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng một hệ thống giao thông lưu thông thuận lợi, chất lượng cao bởi vì khi xây dựng được văn hóa giao thông tốt sẽ giúp hạn chế ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi trong điều khiển hạ tầng giao thông quốc gia; tạo cơ sở vững chắc cho hệ thống giao thông phát triển hiện đại; tạo nên môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện cho mọi người.

– Việc xây dựng văn hóa giao thông là một điều hết sức cần thiết ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Xây dựng văn hóa giao thông không phải là nhiệm vụ của mỗi một ai mà là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội.

Biểu hiện của văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông được thể hiện qua các hành động như sau:

– Không tham gia gây rối, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của xe cộ.

– Không tiếp tay cho các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông.

– Mạnh dạn đứng ra phê phán hoặc báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết khi phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

– Nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu của đèn giao thông.

– Tuyệt đối không tham gia giao thông, điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia.

– Đi đúng phần đường, làn đường theo quy định, không được phép lấn làn.

– Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, gia đình và những người xung quanh tham gia giao thông tự giác, nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật giao thông.

Ngoài ra, văn hóa giao thông còn có 02 đặc điểm nổi bật là tính pháp lý và tính cộng đồng khi tham gia giao thông.

Thứ nhất: Tính pháp lý

Văn hóa giao thông chính là chấp hành nghiêm và thực hiện đúng luật giao thông đường bộ. Quan trọng nhất của đặc điểm này chính là ý thức của người tham gia giao thông, điều này phải được đặt lên hàng đầu. Để xây dựng văn hóa giao thông có hiệu quả thì cần phải triệt để loại bỏ những hiện tượng như: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi quá tốc độ… đây là những hành vi gây ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác cũng như là nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông.

Thứ hai: Tính cộng đồng

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông chính là việc ứng xử giữa người với người khi tham gia giao thông. Điều này được thể hiện qua những hành vi như không chen lấn, đi đúng phần đường, dừng đèn đỏ đúng quy định, ưu tiên cứu người gặp nạn trên đường, báo cáo cho cơ quan chức năng những trường hợp cơ sở vật chất có vấn đề…

Có thể thấy, văn hóa giao thông được xây dựng có thể đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người tham gia giao thông. Vậy như thế nào là người tham gia giao thông có văn hóa?

Như thế nào được cho là người tham gia giao thông có văn hóa?

Nhằm giảm thiểu những tiêu cực của giao thông thì việc tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, tự xây dựng cho mình văn hóa giao thông là rất quan trọng và cần thiết. Vậy trở thành người tham gia giao thông có văn hóa là như thế nào?

– Ứng xử văn minh khi tham gia giao thông

Việc ứng xử văn minh khi tham gia giao thông không chỉ thể hiện thông qua việc chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông ở những điều đơn giản nhất như: không vượt đèn đỏ, không lấn làn… mà còn thể hiện ở những cử chỉ tốt đẹp trong giao thông như dắt người già, trẻ nhỏ sang đường, ưu tiên cứu giúp những người gặp tai nạn…

– Sử dụng còi xe đúng pháp luật

Còi xe được sinh ra nhằm báo hiệu khi đi đến hoặc muốn được nhường đường cho những xe đi trước hoặc từ trong ngõ nhỏ ra. Tuy nhiên, một số trường hợp còi xe khiến người tham gia giao thông vô cùng bức bối (đường tắc không thể di chuyển nhưng xe đằng sau vẫn liên tục bấm còi), điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến những gia đình ở gần mặt đường. Chính vì thế, sử dụng còi xe đúng quy định là một trong những nét của văn hóa giao thông.

Việc nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông là nhiệm vụ không của riêng cá nhân, tổ chức nào. Mỗi người có ý thức, có văn hóa giao thông sẽ góp phần nâng cao văn minh đô thị, giảm thiểu tai nạn giao thông và hạn chế ùn tắc.

Các giải pháp nâng cao văn hóa giao thông

Nhằm mục đích có thể nâng cao ý thức tham gia giao thông và góp phần đẩy mạnh văn hóa giao thông, mỗi chúng ta sẽ cần thực hiện một số công việc sau đây:

– Mỗi người tham gia giao thông có ý thức đều cần phải đội mũ bảo hiểm, chấp hành tín hiệu giao thông, đi đúng làn đường, phần đường của mình và tham gia giao thông đúng quy định pháp luật.

– Bồi dưỡng năng lực, hành vi đúng đắn cho đoàn viên, thanh niên trong quá trình tham gia giao thông. Theo đó, đòi hỏi công tác giáo dục nếp sống văn hoá giao thông cho đoàn viên, thanh niên cần phải được mở rộng, thực hiện một cách đồng bộ từ cơ quan nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp đến các khu dân cư, tổ dân phố, mỗi gia đình và từng thành viên trong xã hội. 

– Mỗi người đều cần góp phần công sức của mình dù nhỏ hay lớn để xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; nhiều con đường, tuyến phố xanh – sạch – đẹp và cùng nhau chung tay bảo vệ, giữ gìn nhiều công trình giao thông công cộng.

Việc xây dựng văn hóa giao thông và các biện pháp nâng cao văn hoá giao thông được nêu trên sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, đặc biệt đó là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ khi chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. 

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về Như thế nào là người tham gia giao thông có văn hóa? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi