Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1179 Lượt xem

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Theo quan niệm phổ biến hiện nay thì trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động điều tra nói riêng, Viện kiểm sát đồng thời thực hiện hai chức năng: thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành và người tham gia tố tụng.

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

1. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.

2. Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.

3. Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp do Bộ luật này quy định.

4. Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này; hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trường hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết định không phê chuẩn hoặc hủy bỏ phải nêu rõ lý do.

5. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

6. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

7. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.

8. Khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm.

9. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án.

10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát

Bình luận quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Điều luật này quy định việc thực hiện các quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra. Theo quan niệm phổ biến hiện nay thì trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động điều tra nói riêng, Viện kiểm sát đồng thời thực hiện hai chức năng: thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành và người tham gia tố tụng.

Khác với việc kiểm sát điều tra thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra thực chất là gắn trách nhiệm của Viện kiểm sát vào quá trình điều tra vụ án. Viện kiểm sát không còn là người ngoài cuộc, chỉ “thổi còi”, đưa ra yêu cầu, kiến nghị.v.v. như khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật, mà trực tiếp đi sâu vào hoạt động điều tra, thực hiện các hành vi và đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến cục diện điều tra. Có nghĩa là Viện kiểm sát đang tiến dần đến việc giữ vai trò của cơ quan công tố: không chỉ chịu trách nhiệm về truy tố, mà còn là về khởi tố, điều tra vụ án hình sự.

Điều 165 không quy định phân biệt nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát. Trong trường hợp này có thể hiểu quyền hạn của Viện kiểm sát cũng là nhiệm vụ và ngược lại.

Tuy điều luật quy định chung là nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát, nhưng điều đó không có nghĩa là việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn này tùy nghi theo sự phân công của Viện kiểm sát. Do Luật tố tụng hình sự, xét cho cùng là luật quy định quyền hạn, trách nhiệm của các chức danh tư pháp trong tố tụng cũng như quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, nên những quyền hạn, nhiệm vụ của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đều được quy về cho những chủ thể cụ thể thực hiện. Các điều 41, 42 của Bộ luật này đã quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra theo khuynh hướng: những quyết định quan trọng phải do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát ban hành và chịu trách nhiệm.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là hoạt động tố tụng quan trọng, phức tạp của Viện kiểm sát. Căn cứ vào thực tiễn và yêu cầu tăng cường vai trò công tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, Điều 165 quy định 6 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra như sau:

–  Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

–  Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

–  Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;

–  Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;

–  Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;

–  Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Để bảo đảm cho các quyết định của Viện kiểm sát có hiệu lực, Điều 167 khẳng định trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Theo Điều luật này thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Đối với các yêu cầu và quyết định thì ngay cả khi không nhất trí, Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành và có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi