Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Nhận tiền đi xuất khẩu lao động nhưng không trả có phải lừa đảo không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2147 Lượt xem

Nhận tiền đi xuất khẩu lao động nhưng không trả có phải lừa đảo không?

Chúng tôi đã nộp số tiền hơn 300 triệu đồng cho công ty để đi xuất khẩu lao động gồm thủ tục xin visa nhưng đã 2 tháng vẫn không nhận được visa. Khi tới gặp công ty để đòi lại tiền thì không được tiếp đón. Chúng tôi đã trình bày lên công an quận nhưng không được giải quyết. Vậy chúng tôi phải làm như thế nào, và công an thành phố có giải quyết cho chúng tôi hay không

Câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi có 1 vấn đề muốn hỏi luật sư: vào tháng 1/ 2016 tôi và 3 người khác có đóng một số tiền khoảng hơn 300 triệu đồng cho 1 công ty để đi xuất khẩu lao động Tây Ban Nha có kèm theo biên lai ghi rõ là sẽ dùng số tiền đó để xin visa trong thời gian là 45 ngày. Nhưng đã 2 tháng trôi qua chúng tôi không nhận được visa như công ty đã hứa. Khi chúng tôi điều tra  thì phát hiện đơn hàng này là giả, sau đó đã quay lại công ty đòi lại tiền nhưng không được công ty tiếp đón. Chúng tôi đã trình bày sự việc lên công an quận nhưng không được giải quyết. Mong luật sư tư vấn cho chúng tôi nên làm thế nào? Và liệu chúng tôi có thể kiện lên công an thành phố không. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: 

Chào bạn, liên quan đến câu hỏi: Nhận tiền đi xuất khẩu lao động nhưng không trả có phải lừa đảo không của bạn, luật sư tư vấn pháp luật hình sự xin giải đáp như sau:

Nhận tiền đi xuất khẩu lao động nhưng không trả có phải lừa đảo không

Nhận tiền đi xuất khẩu lao động nhưng không trả có phải lừa đảo không?

Căn cứ Điều 140 Bộ luật hình sự quy định:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

 b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Nhận thấy, công ty xuất khẩu lao động đã có hành vi nhận tiền của các Anh có kèm theo giấy tờ chứng nhận mà cụ thể ở đây là biên lai nhận tiền để hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã kí kết, tuy nhiên sau khi nhận số tiền là 300 triệu đồng, phía công ty xuất khẩu lao động đã không hoàn thành công việc hai bên thỏa thuận và chiếm đoạt luôn số tiền hơn 300 triệu đồng.

Như vậy, có thể xác định hành vi của công ty đưa người đi xuất khẩu lao động có dấu hiệu của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản“. Anh hoàn toàn có thể gửi đơn trình bào yêu cầu cơ quan Công an cấp quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở giải quyết. Nếu phía bên cơ quan cấp quận, huyện tại nơi công ty đặt trụ sở không tiếp nhận hồ sơ cũng như giải quyết cho trường hợp của Anh. Anh có thể gửi trực tiếp đơn lên cơ quan Công an cấp Tỉnh, thành phố để yêu cầu giải quyết.  

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về: Nhận tiền đi xuất khẩu lao động nhưng không trả có phải lừa đảo không, chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi