Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3300 Lượt xem

Nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ Nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo

Phương tiện giao thông công cộng là phương tiện của tương lai bởi những ưu điểm về tiết kiệm chi phí, nhiên liệu, hạn chế đáng kể lượng khí thải ra môi trường, tình trạng tắc đường. Hiện nay, các phương tiện giao thông công cộng cũng được nhiều người ưa chuộng tham gia.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng. Để tham gia phương tiện giao thông công cộng văn minh, đúng quy định, Quý độc giả đừng bỏ qua nội dung bài viết.

Phương tiện giao thông công cộng là gì?

Thông tư số 39/2012/TT-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng. Trong đó, tại khoản 1 Điều 2, khái niệm phương tiện giao thông công cộng được giải thích theo hướng liệt kê như sau:

 Phương tiện giao thông công cộng gồm: xe buýt, ô tô chở khách tuyến cố định, tàu bay chở khách, tàu hỏa chở khách (gồm cả phương tiện đường sắt đô thị), tàu thủy chở khách, phà chở khách.

Do các phương tiện giao thông công cộng hiện nay rất đa dạng, dưới đây chúng tôi sẽ nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng với các phương tiện: xe buýt, tàu hỏa, tàu thủy.

Những việc nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng

Thứ nhất: Với xe buýt

– Đứng đúng điểm chờ xe bus

– Khi bước lên xe cần nhanh chân và không đứng tại khu vực bậc lên (chỗ cửa xe mở ra đóng vào)

– Xác định chỗ ngồi và khẩn trương vào chỗ. Nếu hết chỗ thì đứng bám và đi xuống cuối xe.

– Luôn nhớ khi đã đưa tiền cho nhân viên thu vé thì hãy cầm vé, không đứa vé thì bảo họ phải đưa vé cho bản thân. Khi có vé trên tay hãy giữ lấy nó. Xuống xe mới bỏ đi.

– Không vứt vé bừa bãi trên xe.

– Khi gặp người già, người cao tuổi, phụ nữ có thai thì nên nhường ghế.

– Học sinh, sinh viên luôn mang theo vé tháng.

– Chuẩn bị tiền lẻ khi lên xe.

– Lên xe cửa trước, xuống cửa sau.

Thứ hai: Với tàu hỏa

– Nên đọc kĩ các thông tin của chuyến đi được in trên vé (số tàu, số ghế ngồi, giờ khởi hành……)

– Chuẩn bị những hành lý gọn nhẹ để dễ đi khi bước vào các cửa của toa tàu

– Đến sớm trước giờ xuất phát của tàu nhằm chuẩn bị cho những trường hợp ngoài ý muốn (tàu khởi hành sớm hơn dự kiến, tắc đường…..)

– Khi lên xuống tàu, qua cửa soát vé….. cần chú ý tuân thủ theo mọi hướng dẫn, quy định của nhà ga và nhân viên

– Nếu không tìm thấy ghế ngồi của mình, hãy nhờ những người bạn hay giúp đỡ

– Nên để hành lý gọn gàng ở dưới đệm hoặc thanh ngang trên ghế ngồi của mình, lưu ý sắp xếp sao cho hợp lí, không lấn chiếm sang chỗ ngồi của người khác 

– Trong quá trình tàu hoả chạy, chú ý giữ gìn tài sản cá nhân của mình, các tài sản nhỏ có giá trị (ví tiền, đồ nữ trang, đồng hồ……..) cũng nên đem theo mình

– Hãy đưa ra những ý kiến, yêu cầu của mình với nhân viên trên tàu theo thứ tự

– Chú ý thời gian, ga tàu sẽ đến (dựa trên thông tin của tàu, của nhân viên) để sắp xếp hành lý và di chuyển tới cổng ra

– Khi rời khỏi tàu, cần tìm đến đúng chỗ cửa ra (theo chỉ dẫn) để ra khỏi ga tàu, không đi lung tung làm mất thời gian và gây nguy hiểm.

Thứ ba: Với tàu thủy

– Tôn trọng thuyền viên và thuyền trưởng

– Lắng nghe những phổ biến về an toàn khi trên thuyền

– Luôn luôn cập nhật thông tin và yêu cầu với thuyền viên và thuyền trưởng

– Hãy hỏi về việc mang thú cưng của bạn lên du thuyền

– Mang hành lý gọn nhẹ và hợp lý

– Khi lên thuyền cần mặc áo phao và tuân thủ các quy định, yêu cầu của thuyền để đảm bảo an toàn cho bản thân

– Trong quá trình thuyền di chuyển, tránh làm các hành động gây mất trật tự, mất an toàn làm ảnh hưởng đến người khác

Những việc không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng

Thứ nhất: Với xe buýt

– Cười đùa, nói chuyện to trên xe.

– Ngồi gác chân lên ghế đằng trước.

– Ăn mặc phản cảm, nói tục chửi bậy khi tham gia phương tiện giao thông công cộng.

Thứ hai: Với tàu hỏa

– To tiếng, có những hành động làm tổn thương đến người xung quanh

– Dùng các chất kích thích (rượu, bia…..) trước khi đi tàu hoả, bởi với nồng độ cồn cao

– Trêu đùa, xem ti vi tạo tiếng ồn to làm phiền người xung quanh; vứt rác thải bừa bãi hoặc gây hư hỏng các trang thiết bị trên tàu

Thứ ba: Với tàu thủy

– Đi vào nơi mà không thuộc bổn phận của bạn

– Vi phạm những quy định của việc hút thuốc trên du thuyền

– Chen lấn, xô đẩy nhau khi lên và xuống thuyền

– Làm hư hao các thiết bị, đồ vật có trên thuyền khi di chuyển

Mong rằng qua nội dung nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng công ty Luật Hoàng Phi chia sẻ, Quý vị đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích để tham gia phương tiện giao thông công cộng hiệu quả, văn minh hơn.

Đánh giá bài viết:
4.3/5 - (15 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi