Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Ném mắm tôm vào nhà con nợ bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3801 Lượt xem

Ném mắm tôm vào nhà con nợ bị xử phạt như thế nào?

Đối với hành vi ném mắm tôm hay chất bẩn khác vào nhà người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức độ xử phạt của mỗi hành vi đó là khác nhau.

Ném mắm tôm hay tạt sơn vào nhà một người nào đó để đòi nợ là một hành động thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Vậy với hành động như thế có bị cho là vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm pháp luật thì vi phạm điều gì? Ném mắm tôm vào nhà con nợ bị xử phạt như thế nào?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thực pháp luật liên quan tới vấn đề ném mắm tôm vào nhà con nợ.

Ném mắm tôm vào nhà con nợ bị xử phạt như thế nào?

Đối với hành vi ném mắm tôm hay chất bẩn khác vào nhà người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức độ xử phạt của mỗi hành vi đó là khác nhau.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, câu hỏi thường được mọi người tìm hiểu là ném mắm tôm vào nhà con nợ bị xử phạt như thế nào? Thực hiện ném mắm tôm hay chất bẩn khác vào nhà người khác thường gặp các trường hợp cụ thể và mức xử phạt là hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng trường hợp.

Xử phạt hành chính với ném mắm tôm vào nhà con nợ thế nào?

 Theo quy định tại Điểm e – Khoản 4 – Điều 7 – Nghị định số 144/2021/NĐ-CP cụ thể:

Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;

đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;

g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép;

h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay;

i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Người thực hiện hành vi ném mắm tôm vào nhà con nợ còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với những nơi mà người thực hiện hành vi đã làm bẩn, làm hoen ố.

Bên cạnh bị xử phạt hành chính, ném mắm tôm vào nhà con nợ bị xử lý như thế nào nữa không?

Xử phạt hình sự đối với các tội danh sau nếu có đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật

+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Nếu việc ném mắm tôm, tạt sơn để đòi nợ khiến tài sản của người khác bị hư hỏng, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Căn cứ vào Điều 178 – Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công cụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Tội gây rối trật tự công cộng

Quy định tại Điều 318 – Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cụ thể:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm

Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm náo động trật tự ở nơi công cộng. Tội phạm xâm phạm vào những nội quy, quy tắc, điều lệ… về trật tự ở những nơi công cộng. Tội phạm được thực hiện ở hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án tội, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Đây có thể bao gồm các hành vi coi thường trật tự chung bằng lời nói cử chỉ gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy hành hung người khác (nhưng chưa gây thương tích) ở nhữung nơi đông người như ở nhà ga, bên xe, rạp hát, công viên…. gây lộn xộn, ảnh hưởng đến trật tự chung.

Nơi công cộng là những nơi tập trung đông người như công viên, rạp hát, nhà ga, bến xe, trên đường phố… có nhiều người qua lại nơi công cộng cũng có thể là những nơi trao đổi hàng hóa, nơi vui chơi giải trí của công dân…

Hành vi gây rối trật tự công cộng kèm theo sự đạp phá tài sản hoặc có vũ khí thì tùy từng trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội khác như tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Hành vi hành hung chống lại người duy trì trật tự công cộng, người đang thi hành công vụ thì có thể người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 330 – Bộ luật Hình sự năm 2015 (Tội chống người thi hành công vụ).

Hành vi gây rối trật tự công cộng không gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác mà chỉ gây ảnh hưởng đến trật tự chung ở nơi công cộng. Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng lại gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp, họ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng và tội gây rối trật tự công cộng theo nguyên tắc phạm nhiều tội.

Như vậy, sau khi đọc bài viết trên phía trên Khách hàng đã trả lời được câu hỏi Ném mắm tôm vào nhà con nợ bị xử phạt như thế nào? Hành vi ném mắm tôm vào nhà con nợ là hành vi vi phạm quy định pháp luật và phải chịu sự xử phạt theo quy định của pháp luật như chúng tôi đã trình bày phía trên.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi