Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Một số vấn đề về hợp đồng đại điện cho thương nhân
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1243 Lượt xem

Một số vấn đề về hợp đồng đại điện cho thương nhân

Trong nội dung bài viết này, luật Hoàng Phi sẽ tư vấn về: Một số vấn đề về hợp đồng đại điện cho thương nhân

Chủ thể của hợp đồng và đại diện ký kết hợp đồng đại diện cho thương nhân 

Như đã phân tích trên, chủ thể hợp đồng đại diện cho thương nhân là bên giao đại diện và bên đại diện, cả hai bên trong quan hệ hợp đồng đều phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh phù hợp với hàng hoá, dịch vụ được cung cấp cũng như công việc được thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh điều kiện phải là thương nhân, cần xem xét các điều kiện sau của chủ thể hợp đồng đại diện cho thương nhân:

Một là: Đối với bên giao đại diện: bên giao đại diện có thể thoả thuận uỷ quyền cho bên đại diện thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt | đồng thương mại thuộc phạm vi hoạt động của mình. Điều đó có nghĩa bên giao đại diện có thể uỷ quyền cho bên đại diện thực hiện toàn bộ các hoạt động thương mại; hoặc uỷ quyền thực hiện một phần hoạt động thương mại của bên giao đại diện. Vì thế, nếu bên giao đại diện uỷ quyền cho bên đại diện thực hiện hoạt động ngoài phạm vi kinh doanh của mình, hoặc bên đại diện thực hiện các giao dịch với khách hàng nằm ngoài phạm vi thẩm quyền đại diện, giao dịch đó sẽ bị vô hiệu, trừ trường hợp được sự chấp thuận của bên giao đại diện 

Hai là: Đối với bên đại diện: Luật Thương mại 2005 không quy định bên đại diện có được làm đại diện cho nhiều bên giao đại diện không? Vì Luật không quy định nên có thể hiểu là bên đại diện được phép làm đại diện cho nhiều bên giao đại diện, thậm chí kể cả làm đại diện cho đối thủ cạnh tranh của bên giao đại diện, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tuy nhiên, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình”. 

Về người đại diện giao kết hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân, nên phải thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của thương nhân đó để xác lập giao dịch. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân bao gồm: người được pháp nhân chỉ định theo Điều lệ, người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật, người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án đối với thương nhân là pháp nhân (khoản 1 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015); chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân; chủ hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh là cá nhân)…

Khi người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng, người được uỷ quyền sẽ có quyền giao kết hợp đồng đại diện cho thương nhân. Nếu hợp đồng đại diện cho thương nhân không được xác lập bởi người đại diện đúng thẩm quyền, hợp đồng sẽ vô hiệu, trừ một trong các trường hợp sau: người được đại diện đã công nhận giao dịch; người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện (khoản 1 Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015). 

Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện

Quyền của bên đại diện 

– Quyền hưởng thù lao: Bên đại diện được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện. 

Thông thường, quyền được hưởng thù lao của bên đại diện phát sinh sau khi hợp đồng với người thứ ba được ký kết với các điều kiện sau: các hợp đồng được ký kết trong phạm vi đại diện; các chỉ dẫn của người được đại diện được chấp hành một cách nghiêm chỉnh; các hợp đồng đó được ký kết dưới tác động của người đại diện. 

Mức thù lao được tính theo tỷ lệ % giá trị hợp đồng được ký kết trong phạm vi đại diện hoặc một số tiền nhất định do các bên thoả thuận. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại Điều 86 Luật Thương mại 2005. Cụ thể: trường hợp không có thỏa thuận về giá dịch vụ, không có thỏa thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

– Quyền thanh toán chi phí: trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện. 

– Quyền cầm giữ tài sản: trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn.

Nghĩa vụ của bên đại diện 

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện 

– Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được ủy quyền 

– Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật 

– Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện 

– Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện 

– Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.

Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện 

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có các nghĩa vụ sau đây: 

– Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện.

– Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện 

– Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện 

– Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.

Những điều khoản cần thoả thuận trong hợp đồng đại diện cho thương nhân và một số lưu ý 

Luật Thương mại 2005 không quy định hợp đồng đại diện cho thương nhân cần có bao nhiêu điều khoản, do đó các bên có quyền tự do thoả thuận và đưa vào hợp đồng các nội dung mà họ muốn. Tuy nhiên, cũng giống như các hợp đồng dịch vụ khác, hợp đồng đại diện cho thương nhân cần quy định các điều khoản cơ bản sau đây: 

– Tên, địa chỉ của các bên

– Phạm vi đại diện

– Thời hạn đại diện

– Mức thù lao đại diện

– Thoả thuận về hạn chế cạnh tranh (nếu cần)

– Chế tài do vi phạm hợp đồng

– Giải quyết tranh chấp

– Các điều khoản khác do các bên thoả thuận. 

Một số lưu ý khi ký kết và thực hiện hợp đồng đại diện cho thương nhân: cũng như hợp đồng đại lý thương mại, ở hợp đồng đại diện cho thương nhân, các bên cũng cần thoả thuận cụ thể, chi tiết các điều khoản trong hợp đồng để dễ thực hiện và tránh xảy ra tranh chấp. Mặt khác khi thực hiện, cần thực hiện nghiêm túc tất cả các điều khoản, các cam kết trong hợp đồng. Nếu có những sự kiện phát sinh ngoài ý muốn, cần thông báo ngay cho bên đối tác để điều chỉnh kịp thời các điều khoản trong hợp đồng, tránh những vi phạm có thể xảy ra. Cần thực hiện hợp đồng với tinh thần hợp tác, thiện chí, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Nếu muốn chấm dứt hợp đồng đơn phương hoặc khi hết thời hạn, cần tuân thủ các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi