Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất
  • Thứ tư, 24/05/2023 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1820 Lượt xem

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mới nhất

Với nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng, qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ đáp ứng được nhu cầu của cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Hợp đồng là kết quả của sự tự do thỏa thuận, tự nguyện về ý chí của hai bên.

Hiện nay, các giao dịch về chuyển nhượng nhãn hiệu ngày càng nhiều đòi hỏi các cá nhân, tổ chức cần lưu ý để thực hiện sao cho đúng với quy định của pháp luật tránh sai sót và mất thời gian.

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện bằng văn bản thông qua hợp đồng chuyển nhượng. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi chia sẻ mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cũng như các thủ tục cần thiết khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu.

Hợp đồng chuyển nhượng là gì?

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là sự thỏa thuận chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu chấm dứt, và phát sinh quyền sở hữu nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng.

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện bao gồm:

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu trong phạm vi được bảo hộ

– Việc chuyển nhượng không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc hàng hóa, tên thương mại

– Không được gây ra nhầm lẫn về các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó

Phần tiếp theo bài viết mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu đề cập tới nội dung của hợp đồng chuyển nhượng. Đây cũng là thông tin mà Quý khách hàng cần nắm được khi soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng là sự thỏa thuận giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ bắt buộc phải có những nội dung sau đây:

– Căn cứ pháp lý của hợp đồng dựa vào nội dung của hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nào;

– Chủ thể hợp đồng: bao gồm bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, đây là nội dung quan trọng và bắt buộc của hợp đồng;

– Căn cứ chuyển nhượng theo thỏa thuận của hai bên

– Phạm vi chuyển nhượng;

– Phi chuyển nhượng;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Điều khoản sửa đổi, hủy bỏ hiệu lực của hợp đồng;

– Hiệu lực hợp đồng;

– Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp;

– Thẩm quyền ký kết.

Ngoài những nội dung cơ bản được đề cập trên đây, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.

Nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được coi là hoàn thành việc chuyển nhượng nhãn hiệu khi các bên chuyển nhượng hoàn thành thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Mục đích của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

– Với nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng, qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ đáp ứng được nhu cầu của cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Hợp đồng là kết quả của sự tự do thỏa thuận, tự nguyện về ý chí của hai bên.

– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cũng được coi là cơ sở đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai bên theo thỏa thuận, đảm bảo hai bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, việc thực hiện đúng nghĩa vụ của bên này sẽ đảm bảo được quyền của bên còn lại và ngược lại.

– Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được ký kết và đăng ký tại cơ quan nhà nước quản lý về sở hữu công nghiệp là cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan tới việc chuyển nhượng nhãn hiệu.

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu gồm những gì?

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ bao gồm những tài liệu sau đây:

Tờ khai chuyển nhượng nhãn hiệu theo mẫu;

– Bản gốc hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;

– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chuyển nhượng;

– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền trong trường hợp sử dụng dịch vụ chuyển nhượng;

– Chứng từ, lên phí cho việc chuyển nhượng

Nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu ở đâu?

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ được nộp tại các địa chỉ sau đây:

a. Địa chỉ nộp hồ sơ chuyển nhương nhãn hiệu tại Hà Nội

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069

b. Địa chỉ nộp hồ sơ chuyển nhương nhãn hiệu tại Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh – Điện thoại : Tel:  (08) 3920 8483 – 3920 8485    Fax: (08) 3920 8486

c. Địa chỉ nộp hồ sơ chuyển nhương nhãn hiệu tại thành phố Đà Nẵng:

Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0511.3889955 – Điện thoại : (0511)  3889955 ;  Mobile Phone : 0903502566 Fax : (0511) 3889977

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

 

– Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi ngày 01/01/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế của các bên.

Hợp đồng này được lập ngày 01 tháng 08  năm 2019, giữa:

1. BÊN CHUYỂN NHƯỢNG:

CÔNG TY TNHH ……………….

Đại diện:       Ông ……………

Chức vụ:       ………………..

Địa chỉ:        ……………………………………

Mã số thuế:   ………………………………

(Sau đây gọi là “Bên A”)

2. BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG:

CÔNG TY TNHH ……………………………………….

Đại diện:       ………………………………

Chức vụ:       ……………………………………

Địa chỉ:         ……………………………………

Mã số thuế:   ………………………………………….

(Sau đây gọi là “Bên B”)

XÉT RẰNG:

Bên A là chủ sở hữu hợp pháp của tất cả những quyền, quyền sở hữu và lợi ích phát sinh có liên quan tới Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “……………” có các chi tiết được nêu tại phần định nghĩa dưới đây. Bên B mong muốn tiếp nhận từ Bên A và Bên A mong muốn chuyển nhượng cho Bên B toàn bộ quyền của chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu này. Vì vậy, nay trên cơ sở xem xét những thoả thuận được cam kết dưới đây và trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng, có giá trị, Các bên thoản thuận và đồng ý như sau:

ĐIỀU 1. ĐỊNH NGHĨA

Trong Hợp đồng này, trừ khi ngữ cảnh yêu cầu khác đi, các thuật ngữ sau đây sẽ có nghĩa như sau:

“Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu” có nghĩa là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của Bên A đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp theo thông tin cụ thể như trong Bảng sau:

Mẫu Nhãn hiệuNhóm Dịch vụSố văn bằngChủ đơn
 

 

 

 

Nhóm 07: Máy xay sinh tố, máy ép trái cây dùng điện cho mục đích gia dụng, máy nghiền/xay gia dụng chạy bằng điện, máy dùng cho nhà bếp dùng điện, thiết bị để làm sạch Axetilen, máy lọc

Nhóm 11: Lò vi sóng, nồi cơm điện, phích điện, bếp từ, dụng cụ nấu nướng dùng điện, nồi hấp (nồi áp suất điện)

Nhóm 21: Nồi áp suất không dùng điện; chảo rán không dùng điện; bộ nồi nấu; ấm đun nước không dùng điện; dụng cụ nhà bếp không bằng kim loại quý; đồ đựng giữ nhiệt dùng cho đồ uống, thực phẩm

 

4-027………………..

Công ty TNHH……………

 “Ngày ký hợp đồng” là ngày mà hợp đồng này được lập và được các bên ký vào hợp đồng.

 “Lãnh thổ” có nghĩa là Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

ĐIỀU 2: ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN NHƯỢNG

(a) Bên A tại đây chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “……………………”.

(b) Bên A kể từ ngày ký kết hợp đồng này đồng ý chuyển nhượng và chấm dứt toàn bộ quyền của chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu dưới bất kỳ hình thức nào tại Việt Nam.

ĐIỀU 3: HẬU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN NHƯỢNG

Kể từ ngày ký Hợp đồng này, Bên A sẽ chấm dứt và bảo đảm rằng không có bất kỳ việc sử dụng nhãn hiệu dưới bất kỳ hình thức nào cho bất kỳ mục đích nào do mình đã thực hiện trong phạm vi Lãnh thổ Việt Nam.

ĐIỀU 4: CAM ĐOAN VÀ BẢO ĐẢM

Bên A tại đây cam kết và bảo đảm rằng Bên A là chủ sở hữu duy nhất và hợp pháp của tất cả các quyền, quyền sở hữu và lợi ích phát sinh từ Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu “………………….”

ĐIỀU 5: TUÂN THỦ PHÁP LUẬT

(a) Bên B sẽ tuân thủ mọi quy định của Luật áp dụng trong quá trình chuyển nhượng và có nghĩa vụ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và chịu mọi chi phí phát sinh khác ngoài chi phí chuyển nhượng liên quan đến hợp đồng này.

(b) Bên A đồng ý phối hợp và hỗ trợ Bên B trong bất kỳ và tất cả các công đoạn, các vấn đề có thể đặt ra cho Bên B nhằm đảm bảo việc đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ một cách hợp lý, phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực.

ĐIỀU 6: GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

(a) Trên cơ sở xem xét lợi ích chung và sự hợp tác giữa Bên B và Bên A, Bên A tại đây cam kết nhượng cho Bên B toàn bộ quyền sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu “Joshii 1102, hình” với một khoản phí chuyển nhượng là: 1.000.000 VNĐ (Một triệu đồng). Khoản phí chuyển nhượng trên sẽ không bao gồm thuế chuyển nhượng, phí, lệ phí phục vụ cho việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng mà Bên B phải chịu.

(b) Bên B thanh toán cho Bên A bằng tiền mặt ngay sau khi ký kết hợp đồng này.

ĐIỀU 7: NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

7.1 Bên A:

(a) Chuyển nhượng và chấm dứt toàn bộ quyền sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu “Joshii 1102, hình” tại Việt Nam

(b) Mọi hành vi sử dụng nhãn hiệu dưới bất kỳ hình thức nào kể từ sau Ngày hiệu lực đều bị coi là vi phạm lợi ích của Bên B.

(c) Bên A không được phép sử dụng nhãn hiệu dưới bất kỳ hình thức nào tại lãnh thổ Việt Nam.

(d) Hỗ trợ bên B trong những công việc liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính để hoàn tất việc Chuyển nhượng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

7.2 Bên B:

(a) Chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính để hoàn tất việc Chuyển nhượng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và chịu mọi chi phí phát sinh.

 (b) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản phí chuyển nhượng theo Điều 6 của Hợp đồng này.

ĐIỀU 8: BẤT KHẢ KHÁNG

(a) Nếu một trong Các Bên không thể thực thi được toàn bộ hay một phần của Hợp đồng này do Sự kiện bất khả kháng (có nghĩa là sự kiện vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của Bên bị ảnh hưởng mà không thể đoán trước được, hoặc không thể tránh được và ngoài khả năng khắc phục mặc dù thấy trước, và đã xảy ra trong khi thực hiện Hợp đồng này và làm cho việc thực thi Hợp đồng này trở nên không thể thực thi được).

Các Sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn các sự kiện như lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán, bão, động đất và các sự kiện thiên tai khác, biểu tình, bạo động, bạo loạn và chiến tranh (tuyên bố hoặc không tuyên bố) và bất kỳ hành động hay không hành động của cơ quan chính phủ nào, việc thực hiện các nghĩa vụ đó sẽ bị ngưng trệ trong một giai đoạn mà trong thời hạn đó việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng sẽ bị ảnh hưởng bởi Sự kiện bất khả kháng.

(b) Bên nào chịu ảnh hưởng bởi Sự kiện bất khả kháng sẽ phải nhanh chóng thông báo cho Bên kia bằng văn bản về sự cố xảy ra của sự kiện đó trong vòng 3 ngày, và sẽ, trong thời hạn 15 ngày sau khi xảy ra sự cố đó, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng của sự kiện đã xảy ra đó và khoảng thời gian sự kiện đó xảy ra. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để loại bỏ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.

(c) Khi Sự kiện bất khả kháng đó xảy ra, cả hai Bên sẽ ngay lập tức trao đổi ý kiến với nhau về việc thực hiện Hợp đồng, và sẽ ngay lập tức phục hồi lại các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng khi chấm dứt Sự kiện bất khả kháng hoặc khi sự kiện đó bị loại bỏ.

ĐIỀU 9: NGÔN NGỮ CỦA HỢP ĐÔNG

Hợp đồng này được lập bằng 04 (bốn) bản Tiếng Việt có hiệu lực pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ 02 (hai) bản.

ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Mọi tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng này trước hết được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Nếu không giải quyết được bằng thương lượng thì một trong các bên có quyền đưa tranh chấp ra Toà án có thẩm quyền Việt Nam để giải quyết. Các bên đồng ý ký vào Hợp đồng này vào ngày, tháng, năm nêu tại phần đầu của Hợp đồng.

BÊN A

 

 

BÊN B

 

Thời gian chuyển nhượng nhãn hiệu?

Thời gian chuyển nhượng nhãn hiệu tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ khoảng 2-3 tháng.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ, trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng không có các thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các công việc sau đây:

a) Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu (đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu) và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu);

b) Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới;

c) Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;

d) Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

đ) Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền nhãn hiệu và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.”.

Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển giao có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

a) Ra thông báo dự định từ chối đăng ký chuyển giao, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

b) Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền nhãn hiệu trong thời hạn đã được ấn định.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã gửi tới Quý khách hàng mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Quý khách hàng có thể tham khảo để trong quá trình soạn thảo không gặp phải những sai sót khiến cho hợp đồng không có hiệu lực.

Trường hợp Quý khách hàng gặp bất cứ vướng mắc nào về vấn đề này hoặc cần tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đừng ngần ngại liên hệ với chùng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Đăng ký thương hiệu phòng khám da liễu

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu phòng khám da liễu. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi