Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Liên ngành 141 có được phép kiểm tra điện thoại?
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 519 Lượt xem

Liên ngành 141 có được phép kiểm tra điện thoại?

Để đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, cuối năm 2011 Công an thành phố Hà Nội lập lực lượng 141 bao gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Liên ngành 141 có được phép kiểm tra điện thoại? Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Liên ngành 141 là gì?

Đầu năm 2011, tình hình hoạt động của các loại tội phạm và các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội có những diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng tội phạm hình sự manh động, hình thành ổ nhóm, có biểu hiện coi thường pháp luật, nhiều đối tượng mang theo vũ khí quân dụng, dao, kiếm, công cụ hỗ trợ tham gia giao thông, khi xảy ra va chạm sẵn sàng sử dụng vũ khí truy đuổi, đâm, chém nhau công khai. Điều này đã gây nên tâm lý lo lắng, bất ổn trong nhân dân.

Bên cạnh đó, tội phạm chống người thi hành công vụ, nhất là chống lại lực lượng cảnh sát khi làm nhiệm vụ gia tăng, xảy ra một số vụ nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Trước tình hình đó, Thường vụ Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nộ đã thống nhất chủ trường phải có biện pháp mạnh, đồng bộ, quyết liệt để giải quyết. Trong đó đặc biệt là việc thực hiện Kế hoạch số 141/KH-CAHN-PV11, với sự ra đời của tổ công tác 141, đây là sự kết hợp của lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự, cảnh sát ma tuý, phù hợp với quy định của Nghị định 27/2010/NĐ-CP.

Để được huy động vào lực lượng 141, cán bộ, chiến sĩ và Công an xã được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được tập huấn và nắm vững các quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và quy trình tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.

Lực lượng 141 là đặc trưng riêng có của thủ đô, là lực lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác giữ gìn trật tự an ninh, an toàn giao thông. Sự hiện diện của lực lượng giải pháp chủ động, sáng tạo, hiệu quả, đặc biệt là việc xuất hiện ở mọi nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, sẵn sàng trấn áp tội phạm, bảo vệ trọn vẹn và toàn diện an ninh đô thị.

Lực lượng 141 hoạt động theo phương thức cắm chốt tại một số địa điểm và thực hiện hoạt động kiểm sát, tuần tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Trang phục của lực lượng 141 không mang tính thống nhất, tuỳ thuộc vào các lực lượng cụ thể, trong đó, chỉ có cảnh sát hình sự, cảnh sát ma tuý có thể được mang thường phục mà không phải quân phục như cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát giao thông.

Nhiệm vụ của Liên ngành 141

Lực lượng 141 có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông; kiểm tra các phương tiện giao thông khả nghi tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản nghi do phạm tội mà có. Lực lượng này được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn, vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Các tổ công tác hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một khu vực, hỗ trợ nhau khi cần thiết; sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để phát hiện, kiểm tra, xử lý theo nguyên tắc: lực lượng hóa trang (mặc thường phục) tuần tra trên các tuyến phố nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc đối tượng nghi vấn có dấu hiệu phạm tội thì sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng công khai triển khai đội hình dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng tàng trữ vũ khí, dao kiếm, ma túy…hoặc có dấu hiệu phạm tội thì lực lượng làm nhiệm vụ sẽ khống chế, áp giải đối tượng và đưa phương tiện, tang vật về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự để phân loại, khai thác, xác minh, lập hồ sơ xử lý.

Như vậy, với quy định trên thì khi thực hiện nhiệm vụ, thành viên của tổ công tác 141 có quyền mặc thường phục. Tuy nhiên, việc thành viên tổ công tác 141 không giới thiệu trước khi kiểm tra là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với việc kiểm tra người (khám người), kiểm tra ví, điện thoại của đối tượng khả nghi là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy nhiều nghi can đã cất giấu vũ khí trong người, giấu ma túy trong ví, giày dép, điện thoại (giấu ma túy vào phần lắp pin của điện thoại).

Liên ngành 141 có được phép kiểm tra điện thoại?

Tổ công tác 141 chỉ được xem tin nhắn, lịch sử cuộc gọi trong điện thoại của người bị kiểm tra hành chính khi có lệnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về tố tụng.

Để đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, cuối năm 2011 Công an thành phố Hà Nội lập lực lượng 141 bao gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự. Lực lượng này có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông; kiểm tra các phương tiện giao thông khả nghi tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản nghi do phạm tội mà có. Lực lượng này được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn, vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Khi xử phạt vi phạm hành chính có được kiểm tra điện thoại không?

Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như sau:

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

1. Tạm giữ người;

2. Áp giải người vi phạm;

3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

4. Khám người;

5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

Theo đó, khám đồ vật trong đó có điện thoại di động là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

Theo khoản 1 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì  việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Cơ quan công an có thẩm quyền khám điện thoại của cá nhân được quy định tại khoản 3 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm:

– Trưởng Công an phường; Trưởng Công an cấp huyện;

– Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ…

– Chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ được khám điện thoại nếu có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng trực tiếp của mình, chịu trách nhiệm về việc khám.

Lưu ý:

– Khi tiến hành khám đồ vật phải có sự có mặt của chủ sở hữu đồ vật đó; trong trường hợp chủ phương tiện; đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến.

– Mọi trường hợp khám đồ vật phải được lập thành biên bản và giao cho chủ đồ vật 01 bản.

Tóm lại công an có quyền kiểm tra điện thoại của cá nhân. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng điện thoại đó có chứa thông tin liên quan đến vụ án hình sự đang được cơ quan công an điều tra; hoặc điện thoại đó được dùng để vi phạm hành chính. Mọi trường hợp bị yêu cầu kiểm tra phải được lập thành văn bản; có yêu cầu của cơ quan cấp trên có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra, khám xét.

Trên đây Công ty Luật Hoàng Phi đã có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm rõ thắc mắc: Liên ngành 141 có được phép kiểm tra điện thoại?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi