Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Lập biên bản khi tố tụng hình sự là gì?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3238 Lượt xem

Lập biên bản khi tố tụng hình sự là gì?

Biên bản tố tụng hình sự là các biên bản được lập bằng văn bản theo mẫu thống nhất trong cả nước, là căn cứ pháp lý ghi lại diễn biến cụ thể cũng như kết quả của các hoạt động tố tụng hình sự

Trả lời:

Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về lập biên bản tố tụng hình sự quy định:

“1.  Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.

Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

2.  Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.

Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.

Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.

Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.”

Từ đó có thể đi đến định nghĩa, biên bản tố tụng hình sự là các biên bản được lập bằng văn bản theo mẫu thống nhất trong cả nước, là căn cứ pháp lý ghi lại diễn biến cụ thể cũng như kết quả của các hoạt động tố tụng hình sự. Dựa trên những thông tin về các hoạt động tố tụng được ghi nhận và xác thực trong các biên bản mà những người tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tố tụng dù không tham gia tất cả các hoạt động tố tụng nhưng có thể nắm bắt, theo dõi quá trình  tố tụng. Đồng thời, các biên bản cũng được coi như một loại bằng chứng đặc biệt- bởi do các cá nhân có thẩm quyền lập- có thể được sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Bởi mang tính chất văn bản pháp lý, có thể được sử dụng nhiều lần trong toàn bộ quá trình tố tụng nên một đặc điểm của biên bản tố tụng hình sự là phải được lập bởi những người có thẩm quyền theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Cách thức lập biên bản tố tụng hình sự được quy định chặt chẽ trong khoản 2 điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 để tránh việc người lập biên bản thực hiện một cách tùy tiện làm ảnh hưởng đến tính chính xác của biên bản. Khoản 2 điều 95 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:

“Biên bản phiên tòa phải có chữ ký của chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án. Biên bản các hoạt động tố tụng khác phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trường hợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ ký của họ”.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng quy định về trình tự, cách thức lập biên bản tố tụng được Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể, chi tiết hơn nhiều so với Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Điều đó là hoàn toàn hợp lý bởi thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua một lượng lớn biên bản tố tụng được lập một cách sơ sài, thiếu trách nhiệm cũng bởi thiếu những quy định cụ thể.

Chủ thể lập biên bản phải là người tiến hành tố tụng trực tiếp tham gia vào thực hiện hoạt động tố tụng đó bởi:

–  Thứ nhất: Người lập biên bản tố tụng hình sự phải là người tiến hành tố tụng, họ là những người được các cơ quan tiến hành tố tụng trao quyền tiến hành tố tụng vậy nên để đảm bảo quyền lực nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật cũng như giá trị pháp lý của biên bản tố tụng thì chỉ những người này mới có quyền lập biên bản ghi lại nội dung của các hoạt động tố tụng.

 Thứ hai: Người lập biên bản phải là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động để bảo đảm tính khách quan của các biên bản đó. Rõ ràng rằng, người lập biên bản phải là người trực tiếp thực hiện hoặc có mặt tại nơi diễn ra các hoạt động tố tụng thì mới có khả năng ghi nhận một cách đầy đủ và chính xác nhất của những thông tin có giá trị trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng. Hơn nữa, việc đó cũng tạo điều kiện để xác định trách nhiệm của người lập biên bản bởi chính họ là người tiến hành hoặc chứng kiến sau đó ghi nhận lại vào biên bản nên họ phải là người chịu trách nhiệm cao nhất với tính chính xác của nội dung biên bản.

Có rất nhiều loại biên bản tố tụng hình sự được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2015 như: ở bước đầu tiên của quá trình tố tụng thì có biên  bản tiếp nhận yêu cầu hay biên bản ghi nhận lời khai ban đầu( điều 146), trong giai đoạn điều tra thì có biên bản điều tra (điều 178), biên bản hỏi cung bị can (điều 184), biên bản ghi lời khai của người làm chứng (điều 187); giai đoạn xét xử thì có biên bản phiên tòa (điều 258), biên bản nghị án (điều 259) và rất nhiều loại biên bản tố tụng khác nữa.

Từ những phân tích ở trên có thể thấy, trong suốt quá trình tố tụng vụ án hình sự, có rất nhiều biên bản tố tụng khác nhau.  Những biên bản này sẽ được những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền lập theo đúng những trình tự, thủ tục luật định khi có yêu cầu phải ghi nhận lại nội dung của các hoạt động tố tụng. Những yêu cầu này có thể xuất hiện sau khi một hoạt động tố tụng kết thúc để tóm tắt lại quá trình thực hiện và kết quả đạt được hoặc được lập khi có sự xuất hiện của những yếu tố mới như bằng chứng, lời khai…có thể ảnh hưởng đến quá trình tố tụng.

Nói tóm lại, lập biên bản tố tụng hình sự có vai trò quan trọng, là công cụ đắc lực để các cơ quan chức năng thực hiện hoạt động cũng như là kênh thông tin để những người tham gia tố tụng có thể theo dõi quá trình tố tụng vụ án hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi