Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1022 Lượt xem

Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào?

Cảnh sát giao thông là bộ phận thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; phối hợp với các lực lượng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.

Khi lưu thông trên đường vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ thể tham gia giao thông không chấp hành mệnh lệnh của cảnh sát giao thông. Vậy đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào được độc giả quan tâm.

Căn cứ xử phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông

Cảnh sát giao thông là bộ phận thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; phối hợp với các lực lượng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.

Căn cứ theo khoản 2, Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Việc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào?

Đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào sẽ được căn cứ theo mức xử lý tại nghị định số 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 mức xử phạt đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông mức xử phạt như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô căn cứ điểm b, khoản 5, điều nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;

Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy  tại điểm g khoản 4 điều 6 nghị định số 100/2019/NĐ-CP khi người điều khiển không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 5 điều 7 nghị định số 100/2019/NĐ-CP khi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.

Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Đối với người đi bộ sẽ phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng khi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào?. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật  1900.6557 của Công ty Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi