Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Khắc phục hậu quả do vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 775 Lượt xem

Khắc phục hậu quả do vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Cách đây khoảng 6 năm khi Tòa tuyên án tôi 2 năm tù về vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Xin hỏi Luật sư bây giờ tôi muốn khắc phục hậu quả theo tháng nhưng bên bị hại không đồng ý mà bắt đóng một lần là đúng hay sai ? Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi:

Xin chào luật sư công ty Luật Hoàng Phi ! Cách đây khoảng 6 năm khi Tòa tuyên án tôi 2 năm tù về vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Sau khi thi hành án phạt 2 năm xong tôi về cuộc sống và bắt đầu đi làm để lo cho gia đình. Xin hỏi Luật sư bây giờ tôi muốn khắc phục hậu quả theo tháng nhưng bên bị hại không đồng ý mà bắt đóng một lần là đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Khắc phục hậu quả do vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Căn cứ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cách thức xử lý và bồi thường thiệt hại khác nhau.

Bên cạnh đó, bạn còn phải bồi thường thiệt hại cho bên bị hại theo quy định trong Bộ Luật dân sự 2015, nhưng vì trong trường hợp của bạn, bạn không nêu rõ mức bồi thường là bao nhiêu và hậu quả gây ra cho bên bị hại là như thế nào nên chúng tôi căn cứ vào quy định tại một số điều từ Điều 589, 590, 591 để xác định, theo đó tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bên bị hại phải gánh chịu thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường, mức bồ thường sẽ do các bên tự thỏa thuận và nếu không thỏa thuận được thì sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật.

Việc bạn muốn bồi thường theo tháng nhưng bên bị hại không đồng ý chúng tôi cho rằng bạn và bên bị hại cần có sự thỏa thuận với nhau về cách thức bồi thường, nếu không thể đi đến thống nhất thì hai bên cần có sự trợ giúp và can thiệp của pháp luật.

Tóm lại, căn cứ theo những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm do điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và những quy định về bồi thường thiệt hại  do vi phạm trên gây ra đồng thời với tình huống của bạn thì cần có sự thỏa thuận rõ của hai bên để có thể đảm bảo được tính công bằng tránh gây ra tranh chấp khác cũng như gây bất lợi cho bên còn lại.

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi