Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Kế hoạch và chuyên đề của cảnh sát giao thông khác nhau như thế nào?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 316 Lượt xem

Kế hoạch và chuyên đề của cảnh sát giao thông khác nhau như thế nào?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc: Kế hoạch và chuyên đề của cảnh sát giao thông khác nhau như thế nào?

Hiện nay, có nhiều tài xế khi bị cảnh sát giao thông dừng xe, chưa cần biết đúng sa thế nào đã yêu cầu lực lượng chức năng phải xuất trình kế hoạch, chuyên đề tuần tra, kiểm tra. Vậy kế hoạch và chuyên đề của cảnh sát giao thông là gì? Kế hoạch và chuyên đề của cảnh sát giao thông khác nhau như thế nào?

Kế hoạch của cảnh sát giao thông là gì?

Kế hoạch của cảnh sát giao thông thường sẽ định ra các chuyên đề cụ thể để xử lý và thể hiện dưới dạng văn bản dài ít nhất 02 trang giấy, kế hoạch sẽ được quán triệt, phổ biến cho cán bộ, chiến sĩ trước khi làm nhiệm vụ.

Ví dụ với chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn, cảnh sát giao thông sẽ được trang bị máy móc, máy đo để tập trung chính vào việc xử lý những người có hành vi vi phạm nội dung này. Tuy nhiên trong quá trình tuần tra, kiểm soát, nếu cảnh sát giao thông phát hiện những vi phạm khác thuộc thẩm quyền, cảnh sát giao thông vẫn có quyền xử lý.

Chuyên đề của cảnh sát giao thông là gì?

Chuyên đề của cảnh sát giao thông thường được biết đến là kế hoạch của cảnh sát giao thông có thể do cấp Bộ, Cục, Giám đốc công an tỉnh/ thành phố đưa ra.

Kế hoạch và chuyên đề của cảnh sát giao thông khác nhau như thế nào?

Kế hoạch, chuyên đề tổng kiểm tra kiểm soát phương tiện giao thông, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề… gồm các nội dung cụ thể sau:

– Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện.

– Theo quy định, căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung công khai, cơ quan công an có thể áp dụng những hình thức sau:

+ Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.

+ Đăng Công báo.

+ Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.

+ Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

+ Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân.

Như vậy, có thể thấy kế hoạch và chuyên đề của cảnh sát giao thông là giống nhau.

Người dân có được xem chuyên đề của cảnh sát giao thông không?

Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định cảnh sát giao thông chỉ được dừng xe kiểm tra khi thuộc 5 trường hợp, trong đó có trường hợp: “hực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt” Vậy nên, nhiều người đặt ra câu hỏi: người dân có được xem chuyên đề của cảnh sát giao thông không?

Thông tư 67/2019/TT-BCA đó là “Công an nhân dân phải công khai Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông; Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông; Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện”. Bên cạnh đó, Điều 6 Thông tư 67/2019/TT-BCA có nêu Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:

+ Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.

+ Đăng Công báo.

+ Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.

+ Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

+ Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhờ tính chất công khai mà người dân hoàn toàn có thể xem được chuyên đề của cảnh sát giao thông theo một trong cách hình thức kể trên.

Ngoài ra, một câu hỏi liên quan cũng có nhiều người thắc mắc đó là” cảnh sát giao thông khi ra đường có bắt buộc phải cầm theo chuyên đề không?”

Điểm a, khoản 1, Điều 18, Nghị định 81/2013/NĐ-CP cụ thể là: “Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, người có thẩm quyền phải có lệnh thi hành công vụ, mặc trang phục, sắc phục, phù hiệu của ngành theo quy định”. vậy là, cảnh sát giao thông có thể đưa kế hoạch, chuyên đề cho người dân xem hoặc hướng dẫn họ xem trực tuyến trong các hình thức đã nêu ở trên.

Những trường hợp cảnh sát giao thông được dừng xe kiểm tra

Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định cảnh sát giao thông được dừng phương tiện kiểm tra trong các trường hợp:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Trên đây là nội dung bài viết Kế hoạch và chuyên đề của cảnh sát giao thông khác nhau như thế nào? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của công ty Luật Hoàng Phi.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi