Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Kế hoạch tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết những quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông
  • Thứ sáu, 18/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8650 Lượt xem

Kế hoạch tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết những quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông

Dựa vào quy định của Luật giao thông đường bộ thì người điều khiển các phương tiện trong tham gia giao thông cần phải nhường đường theo quy định như ở nơi đường giao nhau, khi tránh xe đi ngược chiều, khi gặp xe ưu tiên, khi đi qua vạch kẻ đường của người đi bộ,…

Nhường đường là một trong những nét đẹp của người Việt Nam trong khi tham gia giao thông đường bộ. Theo đó, hiện nay có thông tin cụ thể về kế hoạch tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết những quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông.

Vậy kế hoạch tuyên truyền được hiểu như thế nào?, nêu những quy định của pháp luật về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông?.

Mời quý vị tham khảo nội dung bài viết dưới đây từ Luật Hoàng Phi để đưa ra lời giải đáp cho những vướng mắc trên.

Kế hoạch tuyên truyền là gì?

Kế hoạch tuyên truyền là tập hợp các công việc, hoạt động được sắp xếp theo một trình tự thống nhất, được lập ra nhằm đạt được mục tiêu đã được đề ra trong việc tuyên truyền về một nội dung nào đó.

Theo đó, kế hoạch tuyên truyền là một trong những bước cần thực hiện để xác định được việc cần làm gì?, làm như thế nào?, mục tiêu, yêu cầu ra sao,…

Kế hoạch tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết những quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông

Kế hoạch tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết những quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông  là một trong những kế hoạch đặt ra với nội dung gồm: mục tiêu, yêu cầu, đối tượng tham gia, nội dung cụ thể như sau:

– Mục tiêu:

+ Phổ biến cho mọi người được biết, đồng thời có ý thức trong việc chấp hành quy định về nhường đường, xin đường trong khi tham gia giao thông.

+ Đẩy mạnh về ý thức, trách nhiệm của chính người tham gia giao thông

+ Nân cao về trình độ văn hóa giao thông, giúp giảm thiểu tình trạng vi phạm an toàn giao thông và tai nạn giao thông

– Yêu cầu:

+ Tất cả người dân đều cần ý thức về tầm quan trọng và cần thiết từ các quy định trong việc nhường đường, xin đường tham gia giao thông

+ Công tác về tuyên truyền được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của luật an toàn giao thông

– Đối tượng tham gia: Tất cả mọi người

– Nội dung và cách tiến hành cụ thể

+ Thực hiện việc phát động về các cuộc thi vẽ tranh và áp phích những nội dung quy định xin đường và nhường đường trong tham gia giao thông

+ In ấn, phát tờ rơi với nội dung tuyên truyền an toàn giao thông tới từng người, từng gia đình.

+ Tổ chức về việc tuyên truyền khi nhường đường, xin đường trong tham gia giao thông tại các buổi sinh hoạt như sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt lớp, họp gia đình, họp tại tổ dân phố, hoạt động ngoại khóa,…

+ Tuyên truyền tới học sinh cùng cha mẹ của học sinh với hệ thống truyền thanh tại trường trong cuối của mỗi buổi học

+ Thực hiện tuyên truyền thông qua các cuộc thi về tìm hiểu các quy định xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông, các clip và video phổ biến về kỹ năng tham gia giao thông an toàn….

+ Nêu các tấm gương điển hình, tiêu biểu tiên tiến về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Nêu những quy định của pháp luật về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông

Quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông

Dựa vào quy định của Luật giao thông đường bộ thì người điều khiển các phương tiện trong tham gia giao thông cần phải nhường đường theo quy định như ở nơi đường giao nhau, khi tránh xe đi ngược chiều, khi gặp xe ưu tiên, khi đi qua vạch kẻ đường của người đi bộ,…

Theo đó, cụ thể như sau:

– Khi gặp người đi bộ, khuyết tật qua đường:

+ Khi tín hiệu vàng nhấp nháy thì người điều khiển phương tiện giao thông được đi nhưng cần giảm về tốc độ, đồng thời chú ý quan sát và nhường đường cho những người đi bộ đi qua đường.

+ Tại nơi mà có vạch kẻ đường dành riêng cho người đi bộ, thì người điều khiển phương tiện giao thông cần quan sát và giảm tốc độ nhường đường cho xe lăn của người khuyết tật qua đường, người đi bộ qua.

+ Tại những nơi mà không có vạch kẻ đường danh cho người đi bộ. Theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông cần chú ý quan sát, khi phát hiện người đi bộ hoặc xe lăn của người khuyết tật đang qua đoạn đường đó thì phải giảm tốc độ phù hợp, sau đó nhường đường hiện người đi bộ hoặc xe lăn của người khuyết tật đi qua đường mà đảm bảo về an toàn.

– Khi chuyển hướng xe:

+ Người lái xe hoặc người điều khiển xe máy chuyên dùng khi chuyển hướng cần nhường đường cho người đi bộ và người đi xe đạp đang đi ở phần đường dành riêng cho chính họ, đồng thời nhường đường cho các xe đi ngược chiều, cho xe chuyển hướng khi đã quan sát nhận thấy không có sự gây trở ngại, nguy hiểm cho các phương tiện khác hoặc người khác.

– Khi gặp xe ưu tiên:

Người tham gia giao thông cần nhanh chóng giảm tốc độ khi thấy có tín hiệu từ xe được quyền ưu tiên, Cùng với đó tránh hoặc dừng lại ở sát lề đường bên phải nhường đường, không gây sự cản trở cho xe được ưu tiên.

– Tại nơi đường giao nhau:

Khi người điều khiển phương tiện đến gần đoạn đường giao nhau cần phải giảm tốc độ của xe, nhường đường theo quy định:

+ Ở nơi mà đường giao nhau nhưng không có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến, xe cần nhường đường cho xe đến theo từ bên phải mình.

+ Tại ở chính nơi đường giao nhau mà có báo hiệu đi theo vòng xuyến, cần nhường đường cho xe đi từ bên trái

+ Tại nơi của đường giao nhau giữa đường không ưu tiên hoặc giữa đường chính và đường nhánh thì xe đi từ đường nhánh phải hoặc đường mà không được ưu tiên cần nhường đường cho xe đi tại đường được ưu tiên hoặc của đường chính dù là hướng nào tới.

– Khi tránh các xe đi ngược chiều:

+ Ở nơi đường hẹp mà chỉ có thể đủ cho đúng một xe chạy qua, có chỗ đẻ tránh xe thì xe phải tránh chính là xe gần chỗ tránh nhất, để nhường cho xe còn lại đi qua trước.

+ Xe xuống dốc cần nhường đường cho xe lên dốc

+ Xe nào mà có chướng ngại vật ở phía trước thì phải nhường đường cho xe đi trước là xe không có chướng ngại vật.

– Khi vào đường cao tốc

Người lái xe hoặc người điều khiển xe máy chuyên dùng mà đi vào đoạn đường là đường cao tốc thì phải có tín hiệu để xin vào đồng thời nhường đường cho xe trên đường đang chạy, sau đó khi thất an toàn thì mới cho xe nhập trong dòng xe của làn đường ngay sát mép ngoài. Trường hợp có làn đường tăng tốc thì cần cho xe chạy trên làn đường tăng tốc trước khi đi vào làn đường của đường cao tốc.

Quy định về mức xử phạt khi vi phạm các quy định nhường đường tại nơi giao nhau

Quy định về mức xử phạt về vi phạm trong nhường đường ở nơi giao nhau được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP:

+ Đối với xe ô tô và xe tương tự ô tô:

Căn cứ tại quy định của điểm d khoản 2, điểm h khoản 4, điểm b khoản 11 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định cụ thể:

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

d) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, điểm n khoản 3 Điều này;

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

h) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…]

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà đối với xe ô tô và các loại tương tự xe ô tô sẽ bị xử phạt ở những mức cụ thể khác nhau.

+ Đối với xe mô tô, xe gắn máy (gồm cả xe máy điện), các xe tương tự xe gắn máy, xe tương tự như xe mô tô

Mức xử phạt được quy định tại điểm m,h khoản 1; điểm e khoản 2; điểm e khoản 2 của nghị định 100/2019/NĐ-CP.

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

h) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b Điều này;

[…]

m) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

+ Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng được quy định tại điểm đ khoản 3 điều 7 nghị định 100/2019/NĐ-CP

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

đ) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

+ Đối với xe đạp, xe máy, xe thô sơ khác mức xử phạt quy định tại điểm n khoản 1 điều 8 nghị định 100/2019/NĐ-CP

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1.Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

Như vậy phụ thuộc vào việc người điều khiển phương tiện giao thông cụ thể nào và vi phạm ra sao thì mới có thể xác định được mức phạt cho hành vi vi phạm pháp luật giao thông đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến định nghĩa về kế hoạch tuyên truyền là gì?; kế hoạch tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết những quy định về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông; nêu những quy định của pháp luật về xin đường, nhường đường khi tham gia giao thông.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi