Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Hướng dẫn thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7964 Lượt xem

Hướng dẫn thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện

Nộp phạt giao thông qua đường bưu điện là hoàn toàn hợp pháp và được pháp luật bảo vệ, việc nộp phạt giao thông qua bưu điện giúp người dân giảm tải được thời gian đi lại và giúp ích việc sử dụng dịch vụ tiện lợi đến người dân hơn.

Ngày nay việc lưu thông ngày càng nhiều và phổ biến rộng khắp cả nước. Nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà bản thân người tham gia giao thông vi phạm giao thông. Thay vì việc nộp phạt trực tiếp, kể từ khi có Nghị quyết 10/NQ-CP về phiên họp Chính phủ Thường kỳ tháng 01 năm 2016 thì người tham gia giao thông có thể nộp phạt qua bưu điện. Vậy thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện như thế nào? là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ phía độc giả.

Nhận thấy sự quan trọng của vấn đề, Công ty Luật Hoàng Phi xin Hướng dẫn thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện giúp bạn đọc nộp phạt nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả nhất.

Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông hiện nay

Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu bị phạt tại chỗ hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,…).

Căn cứ pháp luật về quy định nộp phạt giao thông qua bưu điện

Nộp phạt giao thông qua đường bưu điện là hoàn toàn hợp pháp và được pháp luật bảo vệ, việc nộp phạt giao thông qua bưu điện giúp người dân giảm tải được thời gian đi lại và giúp ích việc sử dụng dịch vụ tiện lợi đến người dân hơn.

Theo căn cứ mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP quy định như sau: Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.

Như vậy người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có thể nộp phạt giao thông trên phạm vi toàn quốc thông qua hệ thống bưu điện.

Ngoài ra, căn cứ vào thỏa thuận hợp tác số 69/2016 giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, kể từ ngày 1-7-2016, người vi phạm thay vì đi nộp phạt trực tiếp thì có thể nhờ tới bưu điện làm trung gian nộp phạt và nhận giấy tờ đơn giản về hiệu quả hơn.

Hướng dẫn thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện

Thay vì phải đến trực tiếp Kho bạc Nhà nước để nộp phạt theo giờ hành chính và đúng ngày làm việc sau đó đem biên lai nộp tiền đến trụ sở cảnh sát giao thông nhận lại giấy tờ xe thì người vi phạm luật giao thông đường bộ sẽ được phép nộp tiền phạt và nhận các giấy tờ qua đường bưu điện hết sức nhanh chóng thuận tiện và dễ dàng. Chúng tôi xin hướng dẫn thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện cụ thể như sau:

Bước 1: Người vi phạm giao thông bị lập biên bản

Người vi phạm luật giao thông đường bộ khi vi phạm luật giao thông và bị lập biên bản; tạm giữ giấy tờ thì người vi phạm sẽ đăng ký hình thức nộp phạt qua bưu điện ở mặt sau biên bản với cảnh sát giao thông.

Bước 2: Người vi phạm tiến hành nộp phạt

Trong thời hạn quy định nộp phạt; người vi phạm giao thông có thể đến bưu điện gần nhất để đăng ký và cung cấp thông tin, biên bản vi phạm hành chính, nộp tiền (bao gồm tiền phạt và phí dịch vụ)… Bưu điện sẽ khẩn trương đối chiếu lại thông tin với cơ quan Công an nhằm đảm bảo tính chính xác về mức phạt tiền, người vi phạm, giấy tờ tạm giữ. Đồng thời thực hiện thu đúng, thu đủ số tiền phạt mà người vi phạm nộp căn cứ trên quyết định xử phạt và thu tiền phí dịch vụ theo bảng cước phí đã được công bố công khai. Bưu điện sẽ phụ trách việc đóng tiền phạt cho phía công an.

Bước 3: Cảnh sát giao thông có thẩm quyền giải quyết

Sau khi nhận được tiền nộp phạt, Cảnh sát giao thông sẽ chuyển phát lại giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm. Lúc này, bưu điện sẽ có trách nhiệm chuyển phát nhanh chóng, chính xác tuyệt đối an toàn giấy tờ tới nhà hoặc địa điểm đăng ký nhận giấy tờ cho người vi phạm giao thông.

Bước 4: Người vi phạm sẽ nhận lại giấy tờ từ bưu điện và ký xác nhận

Thời gian nhận lại giấy tờ tùy thuộc địa điểm vi phạm của người đó. Người vi phạm giao thông tại các trung tâm tỉnh; thành phố sẽ nhận lại tất cả giấy tờ trong vòng tối đa 02 ngày; đối với các huyện xa và tỉnh thành khác là 03-05 ngày. Trong trường hợp thất lạc, bị hỏng hoặc mất mát giấy tờ tạm giữ thì bưu điện sẽ phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để sớm cấp lại cho người vi phạm. Đồng thời, bưu điện chịu trách nhiệm hoàn toàn về các chi phí cấp lại giấy tờ tạm giữ theo quy định cũng như phí dịch vụ chuyển phát nhanh.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện mà quý độc giả có thể tham khảo khi tiến hành nộp phạt vi phạm giao thông qua đường bưu điện.

Bảng phí nộp phạt giao thông qua đường bưu điện

Như vậy nội dung trên đã hướng dẫn thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Bên cạnh chi phí nộp phạt cho hành vi vi phạm giao thông của mình, người vi phạm giao thông khi lựa chọn hình thức nộp phạt giao thông qua đường bưu điện sẽ cần chấp nhận trả thêm một mức phí cho dịch vụ cho bưu điện.

Thông thường, phí dịch vụ mà người vi phạm giao thông nộp phạt cho hành vi vi phạm giao thông qua bưu điện được quy định là số tiền phạt đến 3 triệu đồng trả giấy tờ cùng tỉnh là 50.000 đồng, các tỉnh/thành khác là 80.000 đồng; Từ trên 3 – 10 triệu đồng tại cùng tỉnh là 60.000 đồng, các tỉnh/thành khác là 90.000 đồng…

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 thì hời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

Như vậy thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quyết định xử phạt có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn của quyết định.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về hướng dẫn thủ tục nộp phạt giao thông qua bưu điện. Với những thông tin này chắc hẳn Quý khách hàng cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (17 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi