Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Cách mô tả nhãn hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Thứ năm, 01/02/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 4932 Lượt xem

Cách mô tả nhãn hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu

Việc mô tả nhãn hiệu trong đơn đăng ký hết sức quan trọng và cần thiết, giúp các chuyên viên xét nghiệm đơn hiểu rõ ý nghĩa, các ký tự, hình ảnh cách điệu của nhãn hiệu. Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng viết mô tả nhãn hiệu trong đơn đăng ký chi tiết nhất.

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là tài liệu bắt buộc phải có khi tiến hành thủ tục tại cơ quan nhà nước. Nội dung đơn (tờ khai) đăng ký thể hiện các thông tin như: Mẫu nhãn hiệu đăng ký; Chủ sở hữu nhãn hiệu; Nhóm sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu đăng ký…vv.

Việc mô tả mẫu nhãn hiệu thường làm chủ sở hữu lúng túng do không nắm bắt được các quy định pháp luật. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ đưa ra những hướng dẫn mô tả nhãn hiệu trong đơn đăng ký để mọi người hiểu rõ.

Một số khó khăn thường gặp về cách viết đơn đăng ký nhãn hiệu

Cách viết đơn đăng ký nhãn hiệu được pháp luật quy định một cách chi tiết và cụ thể. Cá nhân, tổ chức có thể tự mình kê khai thông tin vào mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu hoặc có thể ủy quyền cho Luật Hoàng Phi hiện mọi thủ tục pháp lý để cấp văn bằng bảo hộ một cách nhanh chóng nhất.

Nếu tự mình điền thông tin vào mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu trong quá trình thực hiện quý khách hàng thường mắc phải một số lỗi cơ bản sau:

– Dán mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký không đúng với kích thước theo quy định pháp luật.

– Phần mô tả nhãn hiệu chưa chính xác không đáp ứng đầy đủ thông tin về màu sắc, đặc điểm hoặc ý nghĩa của nhãn hiệu đó.

– Không ghi rõ ràng về đối tượng tính phí lệ phí đăng ký nhãn hiệu

– Tài liệu có trong đơn không được liệt kê một cách chi tiết và đầy đủ thông tin

– Chưa biết phân loại hàng hóa dịch vụ theo bảng theo bảng phân loại hàng hóa dịch vụ của thỏa ước Ni-xơ

Cách mô tả nhãn hiệu trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Phần mô tả nhãn hiệu nằm ở phía tay phải của khung mẫu nhãn hiệu. Theo đó, việc mô tả nhãn hiệu cần làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu như:

hướng dẫn mô tả nhãn hiệu

– Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu:

Khách hàng có thể mô tả như sau: Nhãn hiệu gồm phần hình và phần chữ; hay nhãn hiệu chỉ có phần chữ hoặc chỉ có phần hình.

Khách hàng cần lưu ý, nên mô tả yếu tố chính của nhãn hiệu trước. Nếu nhãn hiệu yếu tố chính là phần hình sẽ mô tả phần hình trước; nếu yếu tố chính là phần chữ sẽ mô tả phần chữ trước.

– Các từ ngữ không phải là tiếng Việt phải được phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa

Từ ngữ trong nhãn hiệu có thể là từ tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc những từ không có nghĩa. Nếu là từ nước ngoài, cần nói rõ là từ tiếng nước nào, có nghĩa tiếng Việt là gì.

Nếu là từ không có nghĩa, trong đơn đăng ký nhãn hiệu cần nói rõ là từ tự đặt và không có nghĩa.

– Mô tả dạng hình học của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ

Dạng hình học của các chữ, từ ngữ thường là yếu tố đặc biệt, tạo nên tính phân biệt trong nhãn hiệu. Theo đó, khi mô tả mẫu nhãn hiệu, cần nói rõ các chữ, từ ngữ đó được thiết kế theo dạng hình gì, tạo nét phân biệt trong nhãn. 

Ví dụ mô tả nhãn hiệu TOYOTA & Hình

 

Màu sắc: Đỏ, đen, trắng, nâu đen

Mô tả: Nhãn hiệu đăng ký bao gồm 2 phần (i) Phần hình (ii) phần chữ. Trong đó, phần hình là hình quả địa cầu được thiết kế cách điệu có màu nâu đen và viền màu đen, phần chữ là chữ TOYOTA in hoa và có màu đó, TOYOTA là tên riêng và không có nghĩa.

Phần mô tả nhãn hiệu, logo

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói hỗ trợ mô tả nhãn hiệu

Mặc dù không có quy định rõ ràng về việc mô tả mẫu nhãn hiệu, nhưng việc mô tả mẫu nhãn hiệu là vấn đề quan trọng nhằm xác định rõ phạm vi bảo hộ nhãn hiệu đăng ký. Do đó, nội dung về mô tả nhãn hiệu là nội dung không thể bỏ qua trong soạn đơn đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, không ít cá nhân, tổ chức khi đăng ký nhãn hiệu gặp không ít khó khăn khi mô tả nhãn hiệu, soạn đơn đăng ký nhãn hiệu cũng như thực hiện các công việc cần thiết trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký sở hữu công nghiệp nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng, hơn ai hết, Luật Hoàng Phi hoàn toàn thấu hiểu tất cả những khó khăn, những nhu cầu, mong muốn của các cá nhân, tổ chức khi đăng ký nhãn hiệu. Để xóa bỏ những rào cản khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu của Quý vị, Chúng tôi đã và đang triển khai dịch vụ đăng ký nhãn hiệu từ A- Z với các nội dung hỗ trợ:

– Tư vấn pháp luật sơ bộ và chuyên sâu nhằm giải đáp những thắc mắc về nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

– Hỗ trợ thiết kế, đánh giá khả năng bảo hộ với mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký;

– Xác định các chi phí đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng theo quy định pháp luật;

– Hoàn thiện hồ sơ – đơn đăng ký nhãn hiệu gồm cả nội dung mô tả nhãn hiệu (ngắn gọn nhưng đầy đủ, theo thông điệp khách hàng muốn truyền tải qua nhãn hiệu) và nộp tại cơ quan nhà nước;

– Đại diện nộp phí, tiếp nhận xác nhận nộp hồ sơ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Theo dõi sát sao việc xử lý hồ sơ tại cơ quan nhà nước để có phương án xử lý trong các trường hợp có vướng mắc cụ thể;

– Nhận và bàn giao kết quả Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tới khách hàng theo thỏa thuận;

– Tư vấn pháp luật giúp thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu sau đăng ký một cách hiệu quả.

Như vậy, trong nội dung bài viết này chúng tôi đã hướng dẫn mô tả nhãn hiệu tương đối chi tiết. Quý khách hàng có nội dung thông tin nào không hiểu rõ cần được tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi theo thông tin sau:

– Hotline: 0981.378.999 – 0981.059.868

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi