Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài 2024
  • Thứ tư, 27/12/2023 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 591 Lượt xem

Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài 2024

Giấy phép lao động là giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người lao động nước ngoài với mục đích cho phép người lao động được phép lao động tại Việt Nam.

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài là việc quan trọng để người lao động nước ngoài đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam và là căn cứ để xin thẻ tạm trú hoặc visa dài hạn cứ trú hợp pháp tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế,  việc xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp đủ điều kiện sử dụng lao động có trình độ cao trong doanh nghiệp của mình.

giấy phép lao động

Luật Hoàng Phi tư vấn mọi vấn đề liên quan đến giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người lao động nước ngoài với mục đích cho phép người lao động được phép lao động tại Việt Nam, giấy phép lao động đối với người nước ngoài tại Việt Nam được coi là cơ sở pháp lý cao nhất đảm bảo điều kiện pháp lý để người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Giải thích từ ngữ đối với thủ tục xin giấy phép lao động

1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là gì?

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.

2. Tình nguyện viên là gì?

Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài là ai?

Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

c) Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Nhà quản lý là gì?

Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

5. Giám đốc điều hành là gì?

Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

6. Lao động kỹ thuật là gì?

Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;

b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

7. Hiện diện thương mại là gì?

Hiện diện thương mại bao gồm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

8. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là gì?

Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam và phải đáp ứng quy định đối với chuyên gia tại khoản 3 Điều này.

9. Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ là gì?

Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ là người lao động nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.

Điều kiện để người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam?

Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; đảm bảo sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

– Người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có đầy đủ các giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 3 Nghị định 152 như sau:

+ Đối với vị trí chuyên gia:

(i) Bằng đại học trở lên hoặc tương đương và xác minh kinh nghiệm ít nhất 3 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam, được hợp pháp hóa lãnh sự; hoặc

(ii) Xác minh kinh nghiệm ít nhất 5 năm và chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam, được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Lao động kỹ thuật:

(i) Chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và xác nhận kinh nghiệm ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo, được hợp pháp hóa lãnh sự;

(ii) Xác minh kinh nghiệm ít nhất 5 năm tại vị trí công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

+ Giám đốc điều hành, nhà quản lý:

(i) Quyết định bổ nhiệm,

(ii) Xác minh kinh nghiệm ít nhất 3 năm tại vị trí công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam

– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

– Người lao động đã được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Người lao động nước ngoài nào được cấp giấy phép lao động?

Theo quy định của Luật Việt Nam, giấy phép lao động được cấp cho người lao động gồm các đối tượng sau đây:

– Người lao động thực hiện hợp đồng lao động;

– Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

– Nhà đầu tư góp vốn vào công ty Việt Nam, thành lập công ty Việt Nam nhưng góp vốn dưới 3 tỷ đồng Việt Nam;

– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

– Người lao động là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

– Chào bán dịch vụ;

– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tình nguyện viên;

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thủ tục xin giấy phép lao động như thế nào?

Thủ tục xin giấy phép lao động sẽ được thực hiện theo các bước say đây:

Bước 1: Xác định điều kiện xin giấy phép lao động

Trong bước này, chúng ta cần xác định xem người lao động nước ngoài có đủ điều kiện để xin giấy phép lao động hay không? Cụ thể điều kiện để cấp giấy phép lao động đã được chúng tôi tư vấn chi tiết ở trên.

Bước 2: Đăng ký việc sử dụng lao động với Sở LĐTBXH

Trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài phải nộp hồ sơ xin phép sử dụng lao động tại Sở lao động thương binh xã hội ít nhất 30 ngày trước khi sử dụng lao động.

Việc đăng ký sử dụng lao động nước ngoài có thể được thực hiện tại Cổng thông tin trực tuyến có địa chỉ là http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn, quý khách hàng đăng ký tài khoản và làm theo hướng dẫn chi tiết trong tài khoản.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép lao động

Hồ sơ xin giấy phép lao động sẽ được chúng tôi trình bày riêng ở mục bên dưới.

Bước 4: Nộp hồ sơ xin giấy phép tại cơ quan cấp phép

Sau khi soạn thảo đầy đủ các tài liệu mà chúng tôi đề cập trên, bạn hãy gửi hồ sơ về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hoặc cũng có thể gửi hồ sơ trực tuyến theo thông tin http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn.

Lưu ý: Các thông tin trên chỉ dành cho những bạn tự tiến hành thủ tục xin giấy phép lao động. Nếu trường hợp sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, bạn chỉ cần kê khai một số thông tin cần thiết, còn lại từ chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, nhận kết quả… chúng tôi đều sẽ thay bạn thực hiện.

Bước 5: Theo dõi hồ sơ và nhận giấy giấy phép lao động

Hồ sơ sau khi được nộp, người nộp hồ sơ sẽ theo dõi hồ sơ cho đến khi cơ quan đăng ký ra kết quả cuối cùng về việc cấp hoặc từ chối cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp từ chối, cơ quan đăng ký sẽ thông báo rõ lý do vì sao từ chối.

Hồ sơ xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Theo quy định của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy phép lao động sẽ gồm những tài liệu sau đây:

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động;

2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định như sau:

a) Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo định nghĩa đã được giải thích phần trên;

b) Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật bao gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;

c) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;

d) Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;

đ) Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;

e) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;

g) Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;

h) Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Lưu ý về hồ sơ xin giấy phép lao động:

– Các loại giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ do cơ quan nước ngoài cấp phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng

– Toàn bộ các giấy tờ nêu trên của người nước ngoài được cấp tại nước ngoài đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch sang tiếng Việt và công chứng.

giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

giấy phép lao động

Dịch vụ xin giấy phép lao động tại Công ty Luật Hoàng Phi

Là một trong những công ty cung cấp dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, Giấy phép doanh nghiệp…vv. Trong nhiều năm qua chúng tôi đã tư vấn và cung cấp dịch vụ giấy phép lao động cho 1000+ doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và Hà Nội – Hồ Chí Minh nói riêng, với đội ngũ chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép lao động tại Việt Nam.

Khi được khách hàng ủy quyền tiến hành công việc, chúng tôi sẽ thực hiện dịch vụ xin giấy phép lao động như sau:

– Tư vấn về điều kiện để người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động;

– Tư vấn các tài liệu, thông tin cần thiết để khách hàng chuẩn bị trước khi xin giấy phép lao động;

– Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép, chuyển hồ sơ cho khách hàng tham khảo và ký kết;

– Đăng ký việc sử dụng lao động nước ngoài trên cổng thông tin;

– Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng xin phiếu lý lịch tư pháp, khám sức khỏe tại Việt Nam;

– Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động, theo dõi hồ sơ, trao đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu cơ quan cấp phép;

– Nhận giấy phép lao động, chuyển giao cho khách hàng tham khảo và lưu giữ;

– Tư vấn, hướng dẫn và cung cấp dịch vụ xin thẻ tạm trú cho người lao động sau khi đã có giấy phép lao động;

– Thực hiện hỗ trợ miễn phí các dịch vụ khác liên quan sau khi hoàn thành công việc trên

Hỏi đáp nhanh giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài?

Mức xử phạt đối với người nước ngoài lao động tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, người lao động nước ngoài sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các sai phạm sau:

– Không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận thuộc diện được miễn giấy phép lao động theo quy định;

– Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận thuộc diện được miễn giấy phép lao động đã hết hạn.

Phạt bổ sung: Người lao động nước ngoài sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc bị trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 

Có trường hợp nào không cần cấp giấy phép lao động mà vẫn được làm việc không?

Theo quy định tại Điều 154 Bộ Luật Lao động 2019 công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.

4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.

5. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

6. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hànhchuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.

10. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.

11. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

12. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

13. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

14. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.

Như vậy, nếu bạn của bạn thuộc các trường hợp trên thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động: 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 11/2016/NĐ-CP:

3. Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gm:

a) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

b) Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài;

c) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

d) Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chụp kèm theo bn gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

giấy phép lao động

Thời gian xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài?

Thời gian xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài được tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ sẽ được tính như sau:

– 07 ngày làm việc đối với trường hợp người lao động nộp hồ sơ trực tiếp;

– 05 ngày làm việc trong trường hợp người lao động nộp hồ sơ trực tuyến;

Như vậy, để tiết kiệm thời gian, công sức đi lại, người lao động nên nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ website: https://dichvucong.gov.vn

Chi phí (lệ phí) xin giấy phép lao động?

Chi phí xin giấy phép lao động là 400.000 VND/1 giấy phép lao động trong trường hợp người lao động nộp trực tiếp, nộp qua bưu chính hoặc nộp qua cổng thông tin điện tử.

Lưu ý: Chi phí nêu trên là chi phí chính thức (lệ phí nhà nước) khi xin giấy phép lao động và KHÔNG bao gồm phí dịch vụ trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ xin giấy phép lao động. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được báo giá dịch vụ chi tiết.

Thời hạn của giấy phép lao động?

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.

2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.

8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Yêu cầu tư vấn, cung cấp dịch vụ giấy phép lao động của Công ty Luật Hoàng Phi

Như vậy, để được xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động và được vào làm việc tại Việt Nam. Bạn của bạn cần làm hồ sơ, tiến hành quy trình theo quy định như trên.

Trong trường hợp cần tư vấn, tìm hiểu dịch vụ, báo giá của Công ty Luật Hoàng Phi bạn có thể liên hệ chúng tôi thông qua các thông tin sau:

– Hotline: 098.393.686 – 096.1981.886

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi