Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Được phép bắt người trong trường hợp nào?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 10428 Lượt xem

Được phép bắt người trong trường hợp nào?

Đêm ngày 25/9/2016 vừa qua, con trai tôi bị cán bộ công an huyện tới nhà bắt đi để điều tra bởi con tôi có liên quan đến một vụ việc trộm cắp tài sản. Vậy xin hỏi Luật sư, việc cán bộ bắt con tôi là đúng hay sai? Khi cán bộ hỏi cung thì có được phép đánh người không?

Câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi là Nguyễn Yến ở Hải Dương. Đêm ngày 25/9/2022 vừa qua, con trai tôi bị cán bộ công an huyện tới nhà bắt đi để điều tra bởi con tôi có liên quan đến một vụ việc trộm cắp tài sản. Sáng hôm sau, khi tôi lên thăm nó thì thấy người nó tím tái đầy những vết đánh, tôi hỏi thì nó nói bị hỏi cung. Vậy xin hỏi Luật sư, việc cán bộ bắt con tôi là đúng hay sai? Khi cán bộ hỏi cung thì có được phép đánh người không? Xin cảm ơn rất nhiều!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cán bộ bắt con bạn là đúng hay sai?

Điều 109 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định:

Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Vậy, Công an chỉ được phép bắt người trong các trường hợp cụ thể tại Khoản 2 Điều 109 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 trên. Với trường hợp của bạn, cần phải làm rõ vấn đề sau: cơ quan công an chỉ mới xác định con bạn có liên quan đến một vụ trộm cắp tài sản và xét thấy cần tạm giam để điều tra, nhưng như bạn trình bày thì chưa nói đến việc con bạn có bị khởi tố hay không hoặc đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử chưa? Bởi nếu một người chưa bị khởi tố thì chỉ được bắt người (áp dụng các biện pháp cưỡng chế) trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015) hoặc phạm tội quả tang (Điều 111 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015).

Tuy nhiên, trường hợp của con bạn không thuộc các trường hợp khẩn cấp hay quả tang…Việc công an huyện đến bắt con bạn để điều tra vào đêm ngày 25/9/2020 bởi con bạn có liên quan đến một vụ việc trộm cắp tài sản là sai bởi:

Như đã phân tích ở trên, trường hợp của con bạn không thuộc các trường hợp bắt người khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã hay bắt người bị yêu cầu dẫn độ mà nếu có thì chỉ có thể là bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Điều 113 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Như bạn trình bày, cơ quan công an huyện đến bắt con bạn vào đêm ngày 25/9/2022. Vậy, không cần xét đến việc con bạn đã bị khởi tố hoặc đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử về vụ án trên chưa mà có thể khẳng định ngay việc cơ quan công an bắt con bạn vào ban đêm là trái quy định của pháp luật về bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Ngoài ra, khi thực hiện việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải tuân theo một trình tự, thủ tục tố tụng đã được quy định: trước hết phải có lệnh bắt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt và cần có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. Do vậy, bạn cũng cần chú ý đến thủ tục này để xem xét cơ quan công an huyện thực hiện có đúng quy trình hay không.

Cán bộ hỏi cung thì có được phép đánh người không?

Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc hỏi cung như sau:

Điều 183. Hỏi cung bị can

1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

Theo quy định trên thì con trai bạn có thể đã bị Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình. Theo quy định của pháp luật thì Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội dùng nhục hình theo quy định tại Điều 373 hoặc tội bức cung theo quy định tại Điều 374 của Bộ luật Hình sự 2015. 

Đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật hình sự, cán bộ điều tra theo quy định của pháp luật không được phép bức cung, hay dùng nhục hình như đánh đập, tra tấn đối với bị can, bị cáo. Con trai bạn có thể đến Cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát tố cáo những cán bộ có hành vi dùng nhục hình đó.

Trên đây là những giải đáp của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Được phép bắt người trong trường hợp nào? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
4.5/5 - (210 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi