Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng năm 2024?
  • Thứ năm, 04/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2595 Lượt xem

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng năm 2024?

Kinh doanh thực phẩm chức năng là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận từ hoạt động buôn bán những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ các chức năng của cơ thể con người, tăng cường sức đề kháng, tăng thể trạng tinh thần và giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh.

Quý vị và các bạn đang có ý định kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm là thực phẩm chức năng nhưng lại chưa biết rõ về điều kiện để được kinh doanh loại sản phẩm này như thế nào?

Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây của công ty Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp các thông tin có liên quan đến vấn đề Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng và một số vấn đề khác có liên quan.

Kinh doanh thực phẩm chức năng là gì?

Kinh doanh thực phẩm chức năng là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận từ hoạt động buôn bán những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ các chức năng của cơ thể con người, tăng cường sức đề kháng, tăng thể trạng tinh thần và giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh.

>>>>> Tham khảo: Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

Một số văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng

Một số văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng đó là:

– Luật Doanh nghiệp do Quốc hội ban hành năm 2020 có nội dung quy định về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh đối với ngành kinh doanh thực phẩm chức năng.

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2018 có quy định về điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm và Thông tư 43/2014/TT-BYT có quy định về vấn đề xin cấp giấy xác nhận công bố đã đáp ứng được những quy định về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng.

– Luật quảng cáo do Quốc hội ban hành năm 2012, thông tư 09/2015/TT-BYT dó Bộ Y tế ban hành năm 2015 quy định về việc xác nhận các nội dung quảng cáo đôi với một số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (trong đó có các sản phẩm thực phẩm chức năng)

Một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chức năng.

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng gồm những gì?

Để được kinh doanh thực phẩm chức năng một cách hợp pháp thì cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:

– Đầu tiên là điều kiện về giấy phép

Cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng cần có giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp phép.

– Tiếp đó, cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng cũng cần phải có Giấy xác nhận công bố đã đáp ứng được những quy định về an toàn thực phẩm do Chính phủ và Bộ Y tế ban hành.

– Đối với trường hợp nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm chức năng từ nước ngoài vào Việt Nam thì cần phải thực hiện quá trình kiểm tra an toàn tại cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.

Sau khi kiểm tra an toàn xong mà đạt tiêu chuẩn theo quy định thì sản phẩm thực phẩm chức năng trên sẽ được cơ quan kiểm tra có thẩm quyền cấp cho một bản Thông báo về việc sản phẩm đạt chất lượng nhập khẩu theo quy định của Chính Phủ và được phép tiếp tục thực hiện thủ tục để nhập khẩu sản phẩm.

– Điều kiện về hoạt động quảng cáo

Pháp luật có những quy định khá nghiêm ngặt về hoạt động quảng cáo đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng.

Các cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng chỉ được phép quảng cáo theo đúng những nội dung đã được cơ quan Y tế thẩm định sau khi đã hoàn tất thủ tục xin phép thẩm định.

Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp khá đầy đủ những thông tin cần thiết về Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng

Nếu như quý vị và các bạn còn có những thắc mắc hay có nhu cầu cần tư vấn, hỗ trợ thêm về các vấn đề khác có liên quan, xin vui lòng liên hệ trực tiếp theo đầu số Hotline 0981 378 999 để được giải đáp.

>>>>> Tham khảo: Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi