Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Dấu hiệu nhận biết biển báo đường 2 chiều
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 572 Lượt xem

Dấu hiệu nhận biết biển báo đường 2 chiều

Biển báo đường hai chiều để báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung thì đặt biển số W.204 “Đường hai chiều”.

Hiện nay không ít người điều khiển phương tiện giao thông không nắm rõ được những quy định về các loại biển báo trên đường dẫn đến những sai phạm không đáng có đồng thời gây nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông. Dấu hiệu nhận biết biển báo đường 2 chiều? là gì. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn về vấn đề này.

Đường hai chiều là gì?

Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.

Để xác định ranh giới giữa chiều đi và chiều về, người ta có thể bố trí thêm vạch kẻ đường. Vạch sơn dùng phân biệt chiều đi và về thường có màu vàng thể hiện dưới dạng nét đứt hoặc nét liền tùy thuộc vào nhu cầu điều tiết giao thông ở đoạn đường đó.

Ngoài ra khi tháo bỏ các dải phân cách ở giữa, đường đôi sẽ trở thành đường hai chiều. Trong trường hợp một phần đường đôi xuất hiện hư hỏng cần sửa chữa, các phương tiện buộc phải đi trên phía còn lại thì đoạn đường đang đi này cũng trở thành đường 2 chiều.

Dấu hiệu nhận biết biển báo đường 2 chiều?

Dấu hiệu nhận biết biển báo đường 2 chiều như sau:

– Biển báo đường 2 chiều:

Biển báo đường hai chiều là một loại biển báo giao thông thuộc nhóm biển báo nguy hiểm, biển báo đường 2 chiều có hình tam giác, nền vàng kết hợp với viền đỏ xung quanh, ở giữa là hai mũi tên nằm dọc màu đen song song ngược chiều nhau.

Cách nhận biết loại biển báo nguy hiểm là có hình tam giác có nền màu vàng, xung quang là viền màu đỏ ở giữu thường có hình vẽ màu đen để cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm. Mặt biển báo được làm bằng tôn tráng kẽm được sơn chống gỉ hai mặt. Mặt trước được dán màng phản quang vừa đảm bảo được độ bền vừa có tính thâm mỹ lại đảm bảo được tầm quan sát của người điều khiển ngay cả ban đêm hay trong điều kiện thời tiết xấu.

Biển số W.204 “Đường hai chiều”

+ Để báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung thì đặt biển số W.204 “Đường hai chiều”.

+ Các đoạn đầu và cuối đường có dải phân cách giữa chuyển tiếp sang đường đi chung hai chiều hoặc khi hết đoạn đường một chiều, đặt biển số W.204.

– Biển báo giao nhau với đường 2 chiều

Biển số W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”

Trên đường một chiều, để báo trước sắp đến vị trí giao nhau với đường hai chiều, đặt biển số W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.

Số hiệu biển báo giao nhau với đường 2 chiều: W.234

Tên biển báo: Biển báo giao nhau với đường 2 chiều.

Độ dày biển: 1,2 – 1,5mm

Kích thước hình vẽ trên biển: Chiều cao 23cm x chiều rộng 19cm.

Biển báo giao nhau với đường 2 chiều cũng là một loại biển báo nguy hiểm với hình dạng tam giác, có nền màu vàng, với viền đỏ xung quanh, ở giữa là 2 mũi tên màu đen nằm ngang song song ngược chiều nhau. 

Ý nghĩa của biển báo đường hai chiều

– Biển báo đường 2 chiều để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện đoạn đường có trở ngại hoặc đang sửa chữa ở một bên nên phải tổ chức cho các phương tiện di chuyển 2 chiều tại một bên đường hoặc để cảnh báo một đoạn đường đôi có chiều xe đi và về chung.

Biển báo đường 2 chiều cũng được đặt ở đoạn đường có dải phân cách nằm giữa thì đầu đường và cuối đường sẽ được đặt tại nơi chuyển tiếp sang đường đi chung 2 chiều. Và khi hết đoạn đường 2 chiều cũng cần đặt loại biển báo này. 

Khi tham gia lưu thông trên đường gặp biển P.204 này thì phải nhớ giảm tốc độ và chú ý các phương tiện đang di chuyển bên phải để tránh những sự cố giao thông không đáng có. 

– Biển báo giao nhau với đường 2 chiều để báo trước với người điều khiển phương tiện sắp đến đoạn giao nhau với đường 2 chiều. 

Tốc độ tối đa đi trên đường hai chiều bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) được quy định như sau:  

Loại xeTốc độ tối đa
Trong khu đông dân cư
Ô tô50km/h
Xe mô tô hai bánh, ba bánh
Máy kéo
Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô
Ngoài khu đông dân cư
Ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải đến 3,5 tấn80 km/h
Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)70 km/h
Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)60 km/h
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc50 km/h

Trong trường hợp chạy xe vượt quá tốc độ nêu trên, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

Tốc độ vượt quáMức phạt
Xe máyÔ tô
Từ 05 – dưới 10 km/h300.000 – 400.000 đồng

(Điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Từ 10 – 20 km/h800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm g khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

04 – 06 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

(Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Từ trên 20 – 35 km/h04 – 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

06 – 08 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Từ trên 20 – 35 km/h04 – 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

10 – 12 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ từ 02 – 04 tháng

(Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Một số các biển báo nguy hiểm thường gặp khác

Bên cạnh biển báo 204 là biển báo đường 2 chiều một trong những biển báo nguy hiểm thì khi tham gia giao thông, cũng nên chú ý các biển báo nguy hiểm thường gặp như sau:

– Biển báo nguy hiểm 201: Chỗ ngoặt nguy hiểm – Thông báo cho người di chuyển biết sắp có 1 chỗ ngoặt nguy hiểm cần chú ý. Có 2 loại biển báo là chỗ ngoặt nguy hiểm hướng vòng bên trái và chỗ ngoặt nguy hiểm hướng vòng bên phải.

– Biển báo nguy hiểm 205: Đường giao nhau – Thông báo rằng sắp tới cung đường giao nhau của các phương tiện.

– Biển số 211: Giao nhau với đường sắt mà không có rào chắn – Thông báo sắp đến đoạn giao nhau của phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện đang giao thông đường bộ.

– Biển báo 219: Đường dốc xuống nguy hiểm – Thông báo sắp đến đoạn xuống đường dốc nguy hiểm, lái xe nên hết sức chú ý.

– Biển báo 222: Đường trơn – Sắp đến đoạn đường trơn trượt, xấu và nguy hiểm, nên chú ý giảm tốc độ.

– Biển số 227: Có công trường – Sắp tới đoạn có công trường đang xây dựng, thi công, các phương tiện lưu ý giảm tốc độ. 

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về Dấu hiệu nhận biết biển báo đường 2 chiều? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích để tham gia giao thông một cách an toàn hơn.                                                 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi