Cách Đặt tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần xác định loại hình của doanh nghiệp muốn thành lập. Tên loại hình doanh nghiệp được viết như sau: “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” nếu doanh nghiệp lựa chọn loại hình công ty TNHH;
Tên của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng khi thành lập doanh nghiệp, giúp định hình thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi tên gọi là điều đầu tiên mà các đối tác kinh doanh và khách hàng biết về doanh nghiệp. Do vậy, tên gọi có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý về Cách Đặt tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp và các quy định liên quan đến vấn đề này để Quý khách hàng có thể nắm rõ hơn.
Tên doanh nghiệp là gì?
Tên doanh nghiệp là một tên gọi, là tài sản tạo nên thương hiệu của công ty nhằm giúp khách hàng và các đối tác kinh doanh có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt với các doanh nghiệp khác, qua đó, giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp khi đặt tên cần chú trọng và lưu ý các quy định pháp luật doanh nghiệp về đặt tên để tránh sai phạm, nhầm lẫn hoặc phát sinh tranh chấp, gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và quyền lợi của doanh nghiệp.
Quy định đặt tên doanh nghiệp như thế nào?
Quy định về đặt tên doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp năm 2014. Quý khách hàng khi thành lập doanh nghiệp, đặt tên cho doanh nghiệp của mình cần lưu ý các vấn đề sau:
Tên doanh nghiệp bao gồm có tên tiếng việt, tên viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt (nếu có). Căn cứ theo Điều 38 Luật doanh nghiệp quy định về tên doanh nghiệp:
1/ Tên doanh nghiệp khi được đặt bằng tiếng Việt phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Doanh nghiệp cần xác định loại hình của doanh nghiệp muốn thành lập. Tên loại hình doanh nghiệp được viết như sau: “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” nếu doanh nghiệp lựa chọn loại hình công ty TNHH;
Đối với công ty cổ phần, được viết là “ công ty cổ phần” hoặc “ công ty CP”; đối với công ty hợp danh, được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”; được viết là “ doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” nếu là loại hình doanh nghiệp tư nhân.
+ Tên riêng của doanh nghiệp. Tên riêng theo quy định được viết theo các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, viết theo các chữ F, J, Z, W, các chữ số và ký hiệu;
2/ Tên của doanh nghiệp sau khi đã được đặt tên phải được gắn tại trụ sở chính, các chi nhánh, văn phòng đại diện và tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các hồ sơ, giấy tờ giao dịch và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành;
3/ Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên mà doanh nghiệp dự định đăng ký nếu xem xét thấy tên đó vi phạm các quy định trên và các quy định tại các điều 39, 40 và điều 42 của Luật doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp đặt tên viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Tên doanh nghiệp đặt bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt tương ứng. Tên riêng của doanh nghiệp có thể được giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài;
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc viết tắt bằng tiếng nước ngoài.
Lưu ý:
+ Không được đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác đã được đăng ký trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
+ Không sử dụng các tên gọi của cơ quan nhà nước, của các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tên của các đơn vị tổ chức chính trị xã hội để đặt tên toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp;
+ Không sử dụng các từ ngữ, các ký hiệu vi phạm với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên của các danh nhân để làm tên riêng cho doanh nghiệp.
Kiểm tra tên doanh nghiệp ở đâu?
Khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp khi muốn kiểm tra tên mà mình dự định đăng ký có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty khác đã đăng ký hay không có thể kiểm tra theo cách thức sau đây:
Bước 01. Truy cập trực tiếp vào trang chủ của Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ở địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 02. Doanh nghiệp nhập tên riêng của công ty vào ô Tìm doanh nghiệp ở góc bên phải phía trên màn hình để thực hiện tìm kiếm.
Đây là cách thức kiểm tra đơn giản và bất kì cá nhân nào cũng có thể thực hiện kiểm tra để đối chiếu với tên của tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký. Nếu như thông tin hiện ra không thấy xuất hiện tên của công ty nào thì tên mà doanh nghiệp đang dự định đăng ký đó được xác định là không bị trùng.
Ví dụ đặt tên doanh nghiệp tại Việt Nam
Như đã được trình bày ở các phần trên của bài, khi đặt tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đúng các điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành.
Quý khách hàng có thể tham khảo các ví dụ đặt tên doanh nghiệp tại Việt Nam:
+ Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Nam Việt, trong đó loại hình doanh nghiệp là “công ty cổ phần”, còn tên riêng là “đầu tư phát triển Nam Việt”;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ DC, trong đó loại hình doanh nghiệp là “công ty trách nhiệm hữu hạn”, tên riêng là “thương mại dịch vụ DC”;
+ Doanh nghiệp tư nhân thương mại xuất nhập khẩu Long Thành, trong đó loại hình doanh nghiệp là “doanh nghiệp tư nhân”, tên riêng là “Thương mại xuất nhập khẩu Long Thành”.
Hướng dẫn cách tra cứu tên công ty khi thành lập để tránh bị nhầm lẫn
Bước 1: Vào Trang chủ của Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 2: Chọn Dịch vụ công > Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến
Bước 3: Đăng ký tài khoản tại Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/online/Default.aspx
Bước 4: Sau khi kích hoạt tài khoản thành công, đăng nhập vào Hệ thống bằng tài khoản đã tạo, chọn Đăng ký doanh nghiệp > Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh > Tiếp theo.
Bước 5: Chọn Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc > Tiếp theo
Bước 6: Chọn loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập như chọn Công ty cổ phần > Tiếp theo
Bước 7: Chọn các giấy tờ nộp qua mạng điện tử
Gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên (tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập);
– Bản sao Giấy chứng thực cá nhân;
– Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN)
Sau đó, chọn Tiếp theo > Bắt đầu.
Bước 8: Chọn Tên doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc và gõ tên công ty dự định thành lập.
Bước 9: Kiểm tra cả tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp dự định thành lập.
Doanh nghiệp có thay đổi tên sau khi thành lập được hay không?
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định tại Điều 28 như sau:
Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy Tên doanh nghiệp là đại diện, hình ảnh của công ty trên thị trường. Việc đặt tên cần được thực hiện cẩn trọng và gần như không đổi trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phải thay đổi tên gọi, phù hợp cho quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy khi có nhu cầu thay đổi tên Doanh nghiệp, Khách hàng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gửi lên cơ quan có thẩm quyền để thông báo về sự thay đổi này.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Cách Đặt tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hoặc muốn sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline 0981.378.999 hoặc gửi yêu cầu về Email: lienhe@luathoangphi.vn để được hỗ trợ tốt nhất.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Một số vấn đề về hợp đồng đại điện cho thương nhân
Trong nội dung bài viết này, luật Hoàng Phi sẽ tư vấn về: Một số vấn đề về hợp đồng đại điện cho thương...
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản?
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản hiện...
Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật 2024?
Để kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thì công ty, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Thuốc bảo vệ thực vật là các chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc là hóa chất tổng hợp được sử dụng để bảo vệ nông sản, cây trồng chống lại sự phá hoại của những côn trùng, sinh vật gây hại đến thực...
Người đại diện công ty TNHH 1 thành viên là ai?
Người đại diện theo pháp luật của công ty được ví như “cây nêu” của công ty. Người đại diện công ty TNHH 1 thành viên là...
Quy định về sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thương mại
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn về nội dung: Quy định về sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thương...
Xem thêm