Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Quy trình đăng ký thương hiệu cho sản phẩm ngũ cốc
  • Thứ tư, 24/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 909 Lượt xem

Quy trình đăng ký thương hiệu cho sản phẩm ngũ cốc

Đăng ký thương hiệu ngũ cốc là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

Hiện nay, sản phẩm ngũ cốc xuất hiện tràn lan trên thị trường và có nhiều mẫu mã, giá cả khác nhau. Trong đó, có rất nhiều loại là hàng nhái, hàng kém chất lượng được bán ra gây hoang mang và làm mất lòng tin của khách hàng.

Lúc này, đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp cần tạo dựng thương hiệu ngũ cốc riêng và tạo cho khách hàng sự tin tưởng khi lựa chọn thương hiệu của mình. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung liên quan đến đăng ký thương hiệu ngũ cốc.

Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu thường được hiểu là đăng ký nhãn hiệu, là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

Trong đó, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp quan trọng và cần thiết để giúp chủ sở hữu chứng minh được quyền sở hữu của mình với bên khác; được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ; Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký; Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết, phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác,…

Quy định của pháp luật về quyền đăng ký thương hiệu

Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu:

+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;

+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;

+ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

+ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

+ Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện (i) việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (ii) việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

+ Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

+ Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Phân nhóm hàng hóa khi đăng ký thương hiệu cho sản phẩm ngũ cốc

Danh mục hàng hóa đi kèm thương hiệu khi đăng ký cần được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11). Theo đó, sản phẩm ngũ cốc thuộc nhóm 30, cụ thể có thể mô tả như sau:

Nhóm 30: Đồ ăn nhẹ đã được chế biến sẵn gồm chủ yếu là hạt ngũ cốc, ngô, ngũ cốc hoặc hỗn hợp của chúng; bánh bột ngô mỏng giòn; bánh dạng miếng mỏng hình tam giác làm từ bột ngô xay; bánh mỳ lát nướng hay chiên giòn; bánh gạo mỏng nướng hay chiên giòn; bánh gạo; bánh gạo giòn; bánh quy giòn; bánh quy xoắn; đồ ăn nhẹ nở xốp gồm chủ yếu là hạt ngũ cốc, ngô, ngũ cốc hoặc hỗn hợp của chúng; bỏng ngô; xốt [gia vị] để nhúng chấm đồ ăn nhẹ; đồ ăn nhẹ trên cơ sở hạt ngũ cốc; snack bánh mì; đồ ăn nhẹ và đồ nướng hay chiên giòn dạng lát hoặc thanh trên cơ sở ngô; đồ ăn nhẹ và đồ nướng hay chiên giòn dạng lát hoặc thanh trên cơ sở bột mì; bánh mì giòn lát tròn; cà phê; chè; ca cao; chế phẩm thực vật thay thế cà phê; hoa hoặc lá cây được sử dụng làm chất thay thế trà; gạo; mì định hình pasta; mì sợi; bột sắn; bột cọ; bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; bánh mì; bột nhào và bánh làm từ bột nhào; bánh kẹo; sô cô la; kem lạnh; kem trái cây đông lạnh và các loại đá lạnh khác ăn được; đường; mật ong; nước mật đường; men; bột nở; muối; mù tạc; gia vị nấu ăn; gia vị có nguồn gốc thực vật; thảo mộc được bảo quản là đồ gia vị; dấm; nước xốt gia vị và các loại gia vị khác cho đồ ăn; đá lạnh (nước đông lạnh).

Quy trình đăng ký thương hiệu cho sản phẩm ngũ cốc

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đăng ký thương hiệu ngũ cốc theo quy trình sau:

Bước 1: Thiết kế thương hiệu

Dựa vào các tiêu chí, đặc điểm, yêu cầu,…mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thiết kế, lựa chọn một thương hiệu riêng phù hợp để đăng ký cho sản phẩm ngũ cốc của mình.

Bước 2: Tra cứu thương hiệu

Tra cứu nhãn hiệu không bắt buộc nhưng lại là bước quan trọng để xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi quyết định nộp đơn. Có thể thực hiện bước này bằng việc tra cứu nhãn hiệu sơ bộ hoặc tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu.

Bước 3: Chuẩn bị đơn đăng ký thương hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định (02 bản);

– Mẫu nhãn hiệu (05 bản) được trình bày rõ ràng với kích thước 80mm x 80mm;

– Danh sách nhóm sản phẩm sử dụng nhãn hiệu;

– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua người đại diện)

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với công ty) hoặc Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu (đối với cá nhân)

– Bản sao biên lai lệ phí và lệ phí (trong trường hợp trả phí và lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu Trí tuệ).

Lưu ý: Đơn đăng ký cần đáp ứng các yêu cầu sau:

– Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

– Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký thương hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Theo đó, ngũ cốc thuộc nhóm 30, 31 trong bản phân loại ni xơ (11-2021). Cụ thể:

+ Nhóm 30 gồm Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc: Ngũ cốc đã chế biến làm thức ăn cho người, ví dụ, yến mạch dạng mảnh, ngô dạng lát mỏng, lúa mạch đã xát vỏ, món Bulgur (thực phẩm làm từ lúa mì), món điểm tâm từ các loại quả, hạt khô (muesli).

+ Nhóm 31 gồm Ngũ cốc chưa chế biến.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu ngũ cốc

Có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Cục SHTT hoặc thông qua một trong hai văn phòng đại diện của Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 5: Theo dõi quá trình xử lý đơn đăng ký thương hiệu và có phản hồi cần thiết

Quá trình xử lý đơn đăng ký thương hiệu trải qua các giai đoạn:

– Thẩm định hình thức của đơn đăng ký

Sau khi nhận được đơn cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá và quyết định xem các yêu cầu về hình thức của đơn có thỏa mãn hay không. Nếu đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ ra quyết định đơn hợp lệ và công bố thông tin trên Công báo. Thời gian xử lý là từ 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Công bố nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp

Sau khi thẩm định hình thức, thông tin nhãn hiệu sẽ được chính thức công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nội dung công bố bao gồm mẫu của nhãn hiệu và danh sách các sản phẩm sử dụng nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu sẽ được công bố trong vòng 2 tháng kể từ ngày đơn đăng ký được phê duyệt.

Thẩm định nội dung của đơn đăng ký

Trong giai đoạn này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định nội dung của đơn. Thời gian xử lý của giai đoạn này là không quá 9 tháng kể từ ngày nhãn hiệu được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 6: Nộp lệ phí cấp văn bằng và nhận văn bằng

Theo thông báo thương hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Quý vị nộp phí cấp văn bằng và nhận văn bằng.

Đơn giản hóa thủ tục đăng ký thương hiệu với dịch vụ của Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi là địa chỉ uy tín về đăng ký thương hiệu, được các cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn khi đăng ký thương hiệu bởi chúng tôi là đại diện sở hữu công nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật, có đầy đủ tư cách và năng lực đại diện Quý khách hàng thực hiện các công việc cần thiết để đăng ký thương hiệu như:

– Tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến thương hiệu, đăng ký thương hiệu;

– Thiết kế thương hiệu (trong trường hợp khách hàng chưa có mẫu thiết kế);

– Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu với mẫu thương hiệu đã thiết kế;

– Soạn hồ sơ đăng ký thương hiệu đầy đủ, chính xác;

– Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ đăng ký thương hiệu và kịp thời phản hồi cần thiết, tháo gỡ vướng mắc phát sinh (nếu có) trong quá trình xử lý hồ sơ;

– Nhận và bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng;

– Tư vấn việc thực hiện, bảo vệ quyền đối với thương hiệu sau đăng ký.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Đăng ký thương hiệu ngũ cốc. Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi