Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký thương hiệu cho nước hoa
  • Thứ ba, 23/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1169 Lượt xem

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho nước hoa

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đăng ký thương hiệu nước hoa.

Nước hoa là một dòng sản phẩm được cả nam giới và nữ giới đều quan tâm và sử dụng thường xuyên. Do đó, việc đăng ký thương hiệu là một thủ tục rất cần thiết và mang lại nhiều hiệu quả trong việc bảo hộ được thương hiệu của mình. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đăng ký thương hiệu cho nước hoa.

Nước hoa là gì?

Nước hoa hay dầu thơm tên tiếng anh là perfume là hỗn hợp của tinh dầu thơm hoặc các hợp chất tạo mùi thơm, chất hãm hương và dung môi, thường ở dạng lỏng. Sử dụng với mục đích tạo ra mùi thơm cho cơ thể, cảm giác dễ chịu, sự quyến rũ giới tính hay đơn giản chi là che giấu một mùi khó chịu nào đó.

– Các cấp pha loãng của nước hoa:

+ Parfum hay extrait là chiết xuất nước hoa, nước hoa nguyên chất với hàm lượng tinh dầu từ 20 – 40% đây là loại nước hoa đắt nhất và hiếm nhất vì nồng độ tinh dầu rất cao, đồng nghĩa với việc mùi hương rất nồng và bền.

+ Esprit de Parfum: 15 – 30% hợp chất thơm, nồng độ mạnh hiếm khi được sử dụng giữa EdP và nước hoa.

+ Eau de Toilette: Có từ 5 – 12% tinh dầu. Loại nước hoa phổ biến nhất hiện nay trên Thế giới với giá cả phải chăng và chất lượng mùi hương trung bình. Đa dạng về mẫu mã, chủng loại hay nhà sản xuất. Đây là loại nước hoa với mùi nhẹ nhàng, khá bền mùi và được dùng cho cả nam và nữ.

+ Eau de Perfume với hàm lượng tinh dầu từ 12 – 20% đậm đặc nhất. Loại nước hoa chủ yếu dành cho phái nữ với nồng độ tinh dầu cao, nồng nàn và bền mùi là dạng nước hoa phổ biến hiện nay, sử dụng hợp với những vùng khí hậu khô hay mùa lạnh.

+ Eau de Cologne chie có 03 – 08% tinh dầu thương hiệu ra đời lần đầu tiên ở thành phố Cologne của Đức, sau đó lan rộng ra toàn Thế giới mùi nhẹ, khả năng giữ mùi kém, phù hợp với túi tiền bình dân.

+ Eau fraiche các sản phẩm được bán dưới dạng vẩy, phun sương, che mùi và các thuật ngữ không chính xác khác, nói chung các sản phẩm này chứa 03% hoặc ít hơn các hợp chất thơm và được pha loãng với nước chứ không pha với dầu hoặc rượu.

Đăng ký thương hiệu cho nước hoa là gì?

Đăng ký thương hiệu nước hoa là thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm nước hoa, được cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh nước hoa thực hiện nhằm được ghi nhận tư cách chủ sở hữu nhãn hiệu sản phẩm nước hoa. Đây là thủ tục không thể bỏ qua nếu muốn độc quyền về thương hiệu nước hoa bởi:

Theo điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ thì

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Như vậy, chỉ với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp mới được xác lập trên cơ sở sử dụng, còn với nhãn hiệu khác, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, việc xác định một nhãn hiệu nổi tiếng rất khó khăn bởi có nhiều yếu tố phải đáp ứng. Do đó, với tất cả các trường hợp muốn bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm nước hoa, chúng tôi khuyên Quý vị đăng ký thương hiệu càng sớm càng tốt. Chỉ khi đăng ký mới hạn chế và có phương thức xử lý với những hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu nước hoa. Nếu không đăng ký, việc chủ thể khác sử dụng thương hiệu trùng, gây nhầm lẫn không được xác định là xâm phạm sở hữu trí tuệ. Thậm chí, Quý vị có thể mất thương hiệu nếu chủ thể này nộp đơn đăng ký thương hiệu trước, giành quyền ưu tiên và đáp ứng điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Không ít trường hợp trên thực tế, doanh nghiệp mải mê xây dựng thương hiệu nhưng lại phải mua lại quyền đối với thương hiệu từ chủ thể khác để tránh mất thương hiệu, thị trường.

Phân nhóm hàng hóa khi đăng ký thương hiệu nước hoa

Trước khi đăng ký thương hiệu cho nước hoa, Quý vị lưu ý phân nhóm nước hoa phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11). Cụ thể, theo bảng phân loại này, phân nhóm nước hoa như sau:

Nhóm 03: Mỹ phẩm; chế phẩm mỹ phẩm để chăm sóc da; nước sữa thơm để chăm sóc da; mặt nạ làm đẹp; nước sơn móng; bộ mỹ phẩm; son môi; son dưỡng ẩm cho môi; chế phẩm chăm sóc tóc; thuốc nhuộm tóc; dầu gội đầu; dầu xả tóc; chế phẩm mỹ phẩm làm tóc; xà phòng; chế phẩm làm sạch dùng cho người; tinh dầu; nước hoa;…

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho nước hoa thế nào?

Thủ tục Đăng ký thương hiệu nước hoa được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Thiết kế thương hiệu

Thương hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Do đó, trước khi thực hiện đăng ký, Quý vị phải có thiết kế thương hiệu, đi kèm với đó cần thực hiện tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ thương hiệu để có phương án đăng ký cho phù hợp.

Có hai hình thức tra cứu thương hiệu hiện nay là tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu:

– Tra cứu sơ bộ: Việc tra cứu thương hiệu nộp đơn tại Việt Nam có thể thực hiện qua thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish.

Truy cập qua đường http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

– Tra cứu chuyên sâu: Là việc tra cứu thương hiệu được thực hiện với sự trợ giúp của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để tiến hành tra cứu thương hiệu chuyên sâu, Quý vị sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu thương hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Tuy nhiên cần lưu ý hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho nước hoa theo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chung, cụ thể gồm:

Tài liệu tối thiểu

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Các tài liệu khác (nếu có)

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Bước 3: Nộp hồ sơ, phí, lệ phí đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Quý vị có thể nộp hồ sơ bản giấy, hoặc nộp hồ sơ trực tuyến nếu có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích hình thức nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp để dễ dàng nhận được sự hỗ trợ trực tiếp của Cục Sở hữu trí tuệ ngay từ thời điểm nộp hồ sơ, trường hợp thiếu giấy tờ, tài liệu có sự bổ sung kịp thời.

Quý vị nộp hồ sơ trực tiếp có thể nộp về một trong các điểm tiếp nhận hồ sơ như sau:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Đi kèm với hồ sơ là các khoản phí, lệ phí phục vụ đăng ký, đó là:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Bước 4: Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, kịp thời phản hồi yêu cầu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi nộp đơn, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành:

– Thẩm định hình thức: Thời hạn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

– Công bố đơn đăng ký tên thương hiệu: Khi chủ đơn nhận dược Quyết định chấp nhận hình thức của đơn thì trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đó, đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký: Đơn đăng ký của chủ đơn được công bố trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì khoảng thời gian để thẩm định nội dung của Đơn đăng ký là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Trong khoảng thời gian xử lý hồ sơ này, Cục có thể đưa ra một số yêu cầu giải trình, làm rõ, Quý vị nên lưu ý.

Bước 5: Nhận văn bằng đăng ký bảo hộ thương hiệu nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ

Kết thúc quá trình thẩm định Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho chủ đơn, đại diện của Chủ đơn về việc đơn được cấp văn bằng, thể hiện thông qua Thông báo cấp văn bằng kèm theo số tiền phí và lệ phí cấp văn bằng cho phạm vi đăng ký mà chủ đơn đã nộp.

Sửa đổi đơn đăng ký thương hiệu được không?

Theo pháp luật hiện hành, có thể sửa đổi đơn đăng ký thương hiệu. Hồ sơ sửa đổi đơn bao gồm:

– Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 01-SDD Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

– Tài liệu pháp lý chứng minh việc sửa đổi.

– Giấy ủy quyền.

– Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn, phí công bố.

+ Thời hạn xem xét yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu là 02 tháng.

+ Yêu cầu sửa đổi đơn được nộp sau khi có Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí thuộc trường hợp sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất đối tượng nêu trong đơn thì đơn phải được thẩm định lại và thu phía thẩm định theo từng đối tượng.

– Hình thức nộp đơn:

+ Nộp đơn giấy:

Người nộp đơn có thể nộp yêu cầu sửa đổi đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ: Số 386 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.

Văn phòng đại diện: Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh Lầu 07 – Tòa nhà Hà phan – 17/19 Tôn Thất Tùng – Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện: Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng Tầng 03 – Số 135 Minh Mạng – Kuê Mỹ – Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng.

– Trình tự nộp đơn trực tuyến:

+ Người nộp đơn cần thực hiện khai báo và gửi yêu cầu sửa đổi của mình trên Hệ thống tiếp nhận được đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.

+ Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo và nộp phí/lệ phí theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật Hoàng Phi – tại sao không nên bỏ qua?

Luật Hoàng Phi là địa chỉ uy tín về đăng ký thương hiệu được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn khi đăng ký thương hiệu bởi:

– Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật. Đội ngũ thực hiện dịch vụ là các Luật sư, chuyên viên được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn, kinh nghiệm và luôn tận tâm vì lợi ích khách hàng. Vì thế, chúng tôi có đầy đủ tư cách và năng lực đại diện khách hàng thực hiện dịch vụ một cách hoàn thiện nhất.

– Luật Hoàng Phi minh bạch các thông tin về nội dung công việc trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, qua trao đổi với khách hàng, kịp thời thông tin về tình trạng xử lý hồ sơ đăng ký thương hiệu cho khách hàng. Trong suốt thời gian đăng ký (khoảng hai năm), chúng tôi sẽ theo dõi sát sao quá trình xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng hành cùng Quý vị để xử lý những vướng mắc phát sinh (nếu có), không bỏ dở việc đăng ký giữa chừng.

– Luật Hoàng Phi có dịch vụ trọn gói hỗ trợ cả trước, trong và sau đăng ký thương hiệu. Quý vị khi có nhu cầu đăng ký thương hiệu chỉ cần liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi với chuyên môn và kinh nghiệm, sẽ hỗ trợ toàn bộ các nội dung như tư vấn, giải đáp thắc mắc, soạn và nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho đến khi có văn bằng bảo hộ, nhận và trao kết quả cho khách hàng, hỗ trợ việc thực hiện, bảo hộ quyền đối với thương hiệu sau đăng ký.

– Đi kèm với dịch vụ trọn gói là mức phí luôn được các khách hàng đánh giá là cạnh tranh so với các đơn vị thực hiện công việc tương tự trên thị trường hiện nay. Chúng tôi có nhiều chương trình ưu đãi, hậu mãi thiết thực, hấp dẫn với khách hàng sớm liên hệ sử dụng dịch vụ.

Như vậy, Đăng ký thương hiệu cho nước hoa đã được chúng tôi hướng dẫn chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp tới quý bạn đọc thủ tục sửa đổi đơn đăng ký thương hiệu. Chúng tôi mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi