Thủ tục Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế năm 2024
Cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho khẩu trang y tế mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho khẩu trang y tế và không phản đối việc đăng ký đó.
Đăng ký thương hiệu vẫn luôn nhận được nhiều sự quan tâm bởi sự phất triển không ngừng của nền kinh tế hiện nay, cũng như nhận thức về tôn trọng và bảo hộ sự sáng tạo ngày càng được đề cao.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế.
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng, thiết kế, từ ngữ mang tính khẩu hiệu … được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm hay bản thân sản phẩm.
Khẩu trang y tế là gì?
Khẩu trang y tế là một loại mặt nạ bảo vệ được sử dụng để bịt vùng mặt để ngăn ngừa bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô hấp.
Ai có Quyền đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế?
Căn cứ quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019, quy định về các chủ thể sau có quyền đăng ký nhãn hiệu khẩu trang y tế như sau:
– Đồng chỉ sở hữu đối với nhãn hiệu khẩu trang y tế.
– Cơ quan có thẩm quyền kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến khẩu trang y tế, có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế.
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho khẩu trang y tế do mình sản xuất.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
– Cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho khẩu trang y tế mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho khẩu trang y tế và không phản đối việc đăng ký đó.
Những điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu khẩu trang y tế?
Căn cứ quy định tại Điều 72 – Luật sở hữu trí tuệ năm 2019, quy định về thương hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện, cụ thể:
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ khi đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế
Nhóm 10: Dây đeo tai của khẩu trang dùng trong y tế; hộp đựng khẩu trang dùng trong y tế; lớp bên trong của khẩu trang dùng trong y tế; lớp bảo vệ mặt của khẩu trang dùng trong y tế; dây đeo của khẩu trang dùng trong y tế; dây đeo cổ của khẩu trang dùng trong y tế; mặt nạ bảo hộ dùng cho người làm việc trong ngành y; khẩu trang để phòng chất độc, dùng trong y tế; khẩu trang bảo vệ hô hấp làm bằng vật liệu không dệt, dùng trong y tế; mặt nạ dùng cho mục đích y tế; khẩu trang y tế; khẩu trang kháng khuẩn dùng trong y tế; khẩu trang/mặt nạ che miệng dùng cho mục đích y tế; khẩu trang/mặt nạ bảo vệ miệng dùng trong y tế; khẩu trang bảo vệ mặt dùng trong y tế; khẩu trang dùng cho mục đích chống bụi vàng (dùng cho mục đích y tế); khẩu trang dùng cho mục đích chống bụi mịn (dùng cho mục đích y tế); khẩu trang dùng cho mục đích chống bụi siêu mịn (dùng cho mục đích y tế)
Nhóm 35: Mua bán chất bổ sung dinh dưỡng, chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế hoặc trị liệu, dược phẩm, thực phẩm chức năng dùng cho mục đích y tế, thảo dược, sữa, sữa bột, sữa chua, váng sữa, pho mát, mỹ phẩm, nước hoa, thiết bị và dụng cụ y tế, thiết bị và dụng cụ phẫu thuật, bao cao su, đai nịt bụng, khẩu trang y tế, phụ kiện thời trang, quần áo, giày dép, kính mắt, đồng hồ, phụ kiện làm đẹp; dịch vụ đại lý xuất nhập khẩu; quảng cáo; dịch vụ giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, cho mục đích bán lẻ.
Thủ tục Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế mới nhất
Thủ tục đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Thứ nhất: Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế
Hồ sơ bao gồm:
– Chứng từ về việc nộp phí/lệ phí.
– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền liên quan (nếu có).
– Giấy ủy quyền theo mẫu pháp luật quy định.
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản).
– Tài liệu xác nhận quyền kinh doanh là hợp pháp (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh …)
– Quy chế về việc sử dụng nhãn hiệu khẩu trang y tế (trường hợp nhãn hiệu khẩu trang yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thế).
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu khẩu trang y tế hợp pháp (nếu có – Bản sao).
– Mẫu nhãn hiệu (bao gồm 09 mẫu, có kích thước sẽ không lớn hơn 80x80mm).
– Tài liệu liên quan khác.
Thứ hai: Thủ tục đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế
– Tra cứu nhãn hiệu: Bước đầu tiên khi tiến hành quý bạn đọc cần phải tra cứu nhãn hiệu xem có bị trùng lặp nhãn hiệu hoặc có sự tương đồng với những nhãn hiệu khác đã đăng ký hay không.
– Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ cần có đầy đủ giấy tờ như chúng tôi trình bày ở mục trên.
– Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu khẩu trang y tế tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Thẩm định đơn:
+ Thẩm định về hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu.
+ Sau khi thẩm định về hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu thì sẽ tiến hành thực hiện công bố đơn hợp lệ.
+ Sẽ tiếp tục thẩm định nội dung đơn trường hợp đã được công bố là đơn hợp lệ theo quy định.
+ Cấp Giấy chứng nhận việc đăng ký nhãn hiệu khẩu trang y tế và tiến hành thực hiện đăng bạ.
– Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ:
+ Từ 02 đến 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
+ Khi có quyết định cấp văn bằng doanh nghiệp nộp lệ phí cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Tuy nhiên trên thực tế thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường thường kéo dài hơn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dài từ 15 đến 18 tháng.
– Thời hạn bảo hộ:
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Được gia hạn không hạn chế khi kết thúc thời gian bảo hộ.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế tại Luật Hoàng Phi
Thấu hiểu những khó khăn và mong muốn của khách khi thực hiện thủ tục bảo hộ thương hiệu nói chung, nên ngay từ khi cung cấp dịch vụ, chúng tôi đã xây dựng và thực hiện dịch vụ theo quy trình trọn gói, tức là Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ từ A-Z, cả trước, trong và sau đăng ký với các hoạt động tư vấn về đăng ký thương hiệu, tra cứu đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu, soạn, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hỗ trợ pháp lý về thương hiệu sau đăng ký. Từ đó, lợi ích khách hàng nhận được ở mức tối đa.
Khách hàng khi tin tưởng, ủng hộ, sử dụng dịch vụ tại Luật Hoàng Phi, chúng tôi cam kết sẽ:
– Tư vấn, giải đáp mọi vướng mắc của Khách hàng liên quan đến bảo hộ thương hiệu;
– Hoàn thiện hồ sơ, thực hiện hợp đồng theo đúng cam kết dịch vụ;
– Chi phí dịch vụ luôn ở mức ổn định, không phát sinh thêm chi phí;
– Hỗ trợ Khách hàng tận tâm đến khi nhận được giấy chứng nhận;
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về, Thủ tục Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong mục thứ hai của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến đăng ký thương hiệu độc quyền. Chúng tôi mong rằng, những nội dung đã trình bày trong bài viết hôm nay sẽ giúp ích được quý bạn đọc.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Cách thức đăng ký thương hiệu cho dịch vụ vận chuyển, chuyển phát nhanh nhất
Đăng ký thương hiệu cho dịch vụ vận chuyển, chuyển phát cần được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội, các văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà...
Quy trình đăng ký thương hiệu đồ chơi trẻ em
Khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm là đồ chơi trẻ em, chủ đơn đăng ký cần lưu ý trong việc phân nhóm các sản phẩm theo đúng quy định của pháp luật sở hữu trí...
Đăng ký nhãn hiệu cho tương ớt
Mục đích của việc phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu là xác định phạm vi bảo hộ đối với nhan hiệu hiệu tức là xác định nhãn hiệu đăng ký sẽ được sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ...
Quy trình đăng ký thương hiệu tại Bắc Giang
Nhu cầu tìm hiểu và thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu tại Bắc Giang liên tục tăng cao trong 6 năm trở lại đây. Điều đó chứng minh mọi người đang dần quan tâm nhiều đến việc bảo hộ thương hiệu của mình khỏi tình trạng đạo nhái, trộm cắp ý...
Thủ tục đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện
Thiết bị điện là những thiết bị, máy móc sử dụng nguồn điện để vận hành và thực hiện các chức năng liên quan đến điện áp như điều chỉnh và thay đổi hoạt động của mạng lưới điện hoặc các thiết bị điện...
Xem thêm