Có những phương thức bồi thường thiệt hại nào?
Phương thức bồi thường thiệt hại là cách thức mà theo đó người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải thực hiện để bù đắp các tổn thất vật chất cho người bị thiệt hại hoặc cho thân nhân của người bị thiệt hại.
1. Các quy định về các phương thức bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào?
Phương thức bồi thường thiệt hại
– Phương thức bồi thường thiệt hại là cách thức mà theo đó người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải thực hiện để bù đắp các tổn thất vật chất cho người bị thiệt hại hoặc cho thân nhân của người bị thiệt hại.
– Theo nguyên tắc về quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ dân sự thì việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo phương thức nào, trước hết tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên trong quan hệ về bồi thường thiệt hại. BLDS không quy định cụ thể về phương thức bồi thường, tuy nhiên, trong thực tế, nếu các bên khống thoả thuận về phương thức bồi thường thì tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định việc bồi thường theo một trong hai phương thức: Bồi thường một lần và bồi thường nhiều lần theo định kỳ.
2. Bình về về từng phương thức bồi thường thiệt hại.
– Nếu khoản bồi thường là khoản tiền được xác định theo tài sản bị mất, bị huỷ hoại; chi phí khắc phục thiệt hại; nguồn thu nhập thực tế bị mất do người bị xâm hại sức khoẻ phải nghỉ việc để điều trị; nguồn lợi bị mất do tài sản bị xâm phạm thì việc bồi thường phải được áp dụng theo phương thức bồi thường một lần, trừ trường hợp, người phải bồi thường sẽ gặp phải khó khăn lớn về mặt kinh tế nếu áp dụng theo phương thức này.
– Nếu khoản bồi thường là khoản tiền cấp dưỡng thì tuỳ từng trường họp cụ thể, việc bồi thường có thể được áp dụng theo một trong hai phương thức sau:
Thứ nhất: Phương thức cấp dưỡng một lần.
– Là việc dựa vào mức cấp dưỡng và thời gian hường cấp dưỡng của người được cấp dưỡng để xác định thành một khoản tiền cụ thể và buộc người gây thiệt hại phải giao khoản tiền đó cho người được cấp dưỡng vào một lần, quan hệ cấp dưỡng giữa họ chấm dứt kể từ thời điểm người phải bồi thường đã giao đủ khoản tiền đó. Như vậy, phương thức này chỉ có thể áp dụng được trong những trường họp có thể xác định được cụ thể về thời gian hưởng tiền cấp dưỡng (người được cấp dưỡng là người chưa thành niên).
– Áp dụng phương thức cấp dưỡng một lần trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ưu điểm là nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một cách nhanh chóng và triệt để, tránh tình trạng người gây thiệt hại cố ý chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm. Vì thế, trong thực tế, các Toà án thường áp dụng việc cấp dưỡng theo phương thức này.
– Bên cạnh ưu điểm đã nêu, phương thức cấp dưỡng này cũng có những hạn chế nhất định, đó là cùng một lúc người gây thiệt hại phải chi trả một khoản tiền quá lớn nên họ thường gặp nhiều khó khăn khi phải chấp hành bản án.
Thứ hai: Phương thức cấp dưỡng định kỳ.
– Là việc người gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo tháng, theo quý hoặc theo năm cho người được cấp dưỡng. Phương thức này thường được áp dụng trong các trường hợp không xác định được cụ thể về thời gian hưởng tiền cấp dưỡng vì người được cấp dưỡng được hưởng khoản cấp dưỡng đó cho đến suốt đời. Chẳng hạn, trong trường hợp người được cấp dưỡng đã già yếu, người mắc bệnh tâm thần, người tàn tật không có khả năng lao động thì việc xác định thời gian hưởng cấp dưỡng là điều không thể.
– Việc cấp dưỡng được thực hiện theo phương thức này dễ dẫn đến tình trạng người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ của mình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng khó có thể giám sát việc thực hiện nghĩa vụ đó của họ. Vì thế, quyền lợi của người được cấp dưỡng khó được bảo đảm. Mặt khác, nếu áp dụng phương thức cấp dưỡng định kỳ theo các quyết định dân sự trong bản án hình sự sẽ gặp một vướng mắc về vấn đề tính thời hạn xoá án tích cho bị cáo. Vì vậy, nếu người bị kết án phải thực hiện việc cấp dưỡng cho một người nào đó theo định kỳ đến suốt đời thì việc tính thời hạn xoá án tích cho người đó hầu như không thể đặt ra.
– Trong thực tế, để việc thi hành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng được triệt để, dứt khoát, Toà án thường buộc người gây thiệt hại bồi thường vào một lần. Tuy nhiên, nếu khoản bồi thường là khoản tiền cấp dưỡng suốt đời thì việc tính toán chỉ mang tính ước lượng nên chưa có sự thống nhất giữa các Toà án khi tính toán khoản thiệt hại này.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ 19006557 để được tư vấn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Đặt tên họ của con khác họ cha mẹ có được không?
Tôi họ Hoàng còn chồng tôi họ Phạm. Tôi sắp sinh con và muốn đặt tên họ của con là họ Nguyễn thì có được...
Mức tiền lương làm căn cứ tính mức hưởng chế độ ốm đau
Hiện tôi muốn xin nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên tôi thắc mắc một vấn đề là mức hưởng chế độ ốm đau là do bảo hiểm xã hội hay do người sử dụng lao động quy định? Có căn cứ nào để tính mức hưởng chế độ ốm đau...
Hồ sơ và thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị mất
Chào công ty, tôi có một câu hỏi muốn xin Luật sư tư vấn. Tôi bị mất sổ bảo hiểm xã hội nay tôi muốn xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thì thủ tục như thế nào? Thời gian xin cấp lại là bao lâu? Mong được Luật sư giải...
Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động, từ đó, hỗ trợ người lao động học nghề, tìm kiếm việc làm dựa trên cơ sở Qũy bảo hiểm thất nghiệp....
Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật
Bản án số 03/DSST ngày 26/04/2002 của Toà án nhân dân quận T đã xử chia thừa kế giữa nguyên đơn là bà Kiều Thị Ng với | bị đơn là anh L sinh năm 1976 là một trong những bản án về giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp...
Xem thêm