Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vay nặng lãi nhưng không trả được không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1988 Lượt xem

Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vay nặng lãi nhưng không trả được không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cho tôi hỏi như thế nào được coi là cho vay nặng lãi và hành vi trốn tránh nghĩa vụ vay mượn tiền sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nội dung câu hỏi:

Để có tiền xin việc làm, bố tôi có làm hợp đồng vay số tiền của anh An 500.000.000 đồng kèm theo tiền lãi suất cao thời gian trở nợ trong vòng 2 năm. Lãi suất quá cao 2.000.000 đồng thì lãi suất tính là 40.000 đồng/ngày, gia đình chúng tôi không có khả năng trả lãi. Nếu đến hết thời hạn 2 năm mà gia đình tôi không trả được hết cả tiền gốc lẫn lãi suất thì liệu người đứng ra vay là bố tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Xin cảm ơn!.

Trả lời:

Với câu hỏi này Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 và Điều 140 Bộ Luật hình sự 2009.

+ Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ Luật hình sự 2009 thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng. Hậu quả là người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao). Do đó, nếu mẹ bạn không có yếu tố là dùng thủ đoạn gian dối đồng thời không có hành vi bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vay nặng lãi nhưng không trả được không?

Vay nặng lãi không trả được có phạm tội không?

+ Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ Luật hình sự 2009 thì người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm…

Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với yếu tố như sau: người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác, sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, hậu quả là người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản, nếu người vay, mượn tiền không bỏ trốn cũng như không sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp, thì cũng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, đối với hành vi cho vay nặng lãi, theo quy định Điều 163 Bộ luật hình sự 2009 thì người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Căn cứ theo quy định tại Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 thì lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Như vậy, để xem xét mức lãi suất anh An đưa ra trước đó có bị coi là cho vay nặng lãi hay không phụ thuộc vào mức lãi suất mà Ngân hàng nhà nước công bố ở thời điểm vay.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi