Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm không?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 350 Lượt xem

Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm không?

Để phát hiện ra được hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ thì cảnh sát giao thông có thể sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật.  

Vi phạm giao thông đường bộ là hành vi diễn ra phổ biến hiện nay, vậy khi phát hiện hành vi vi phạm thì Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm không? Quý độc giả hãy cùng theo dõi câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Quy định về nhiệm vụ của cảnh sát giao thông

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ của cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát như sau:

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.

– Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

– Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

– Chủ động hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ và tham gia phòng chống khủng bố, chống biểu tình gây rối, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết cháy nổ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

– Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Phát hiện những bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền, kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;

+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện giao thông để kiểm tra trong trường hợp nào?

– Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

+ Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

+ Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

+ Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu sau đây:

+ Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát;

+ Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

– Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:

+ Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.

+ Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã)sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.

+ Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định.

Cảnh sát giao thông có được dùng điện thoại cá nhân để chụp ảnh người vi phạm không?

Theo quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

– Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;

– Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;

– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;

– Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Như vậy cảnh sát giao thông chỉ được phép sử dụng hình ảnh, video thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật hiện hành, theo quy định của Chính phủ và Bộ giao thông vận tải. Nếu sử dụng thiết bị, phương tiện không đúng theo quy định, cụ thể là sử dụng điện thoại cá nhân để chụp ảnh người vi phạm thì được xác định là hành vi vi phạm quy định pháp luật.

Vậy Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm không? Nội dung tiếp theo sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Nguyên tắc phát hiện người vi phạm giao thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (ở đây là cảnh sát giao thông và cơ quan công an) được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm hành chính về an toàn giao thông phải được sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, người quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì phải bảo đảm các yêu cầu và điều kiện được nêu ra tại khoản 2 Điều 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2020. Cụ thể như sau:

– Phải bảo đảm việc tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;

– Khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật thì người quản lý và sử dụng phải tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;

– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;

– Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

Khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì việc sử dụng kết quả thu được phải bảo đảm các yêu cầu và điều kiện sau:

– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;

– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính khi bảo đảm các yêu cầu, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;

– Khi có kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng xác định tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân vi phạm. Trong trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính;

– Kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được bảo quản chặt chẽ, lưu vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm không?

Cảnh sát giao thông có quyền quay phim hoặc chụp ảnh người vi phạm khi họ đang thực hiện nhiệm vụ công vụ. Việc quay phim hoặc chụp ảnh này được xem là một công cụ hữu ích trong việc thu thập bằng chứng về hành vi vi phạm của tài xế hoặc người điều khiển phương tiện giao thông khác.

Để phát hiện ra được hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ thì có thể sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật.  

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản, gồm các thông tin cơ bản sau:

– Tên cơ quan, đơn vị và chữ ký, họ tên của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;

– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm (trường hợp xác minh được);

– Bản ảnh, hình ảnh (đối với thiết bị ghi hình, phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh); âm thanh (đối với thiết bị ghi âm);

– Chỉ số đo, phân tích (đối với phương tiện, thiết bị có chức năng đo lường, phân tích, kiểm định);

– Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;

– Hành vi vi phạm hoặc kết luận về kết quả đo lường, phân tích, kiểm định;

– Các thông tin khác liên quan đến hành vi vi phạm (nếu có).

Theo đó, cảnh sát giao thông khi ghi hình người vi phạm giao thông phải đảm bảo việc sử dụng đúng thiết bị ghi hình theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm không? hy vọng rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi