Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông chính xác 2024
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4594 Lượt xem

Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông chính xác 2024

Đèn tín hiệu giao thông là một dạng báo hiệu đường bộ được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn, thông thường là ngã ba, ngã tư đông xe qua lại.

Thường khi tham gia lưu thông trên đường, người tham gia giao thông chỉ để ý tới các cột tín hiệu đèn giao thông cơ bản với 3 màu xanh, vàng, đỏ. Song thực tế còn rất nhiều những loại tín hiệu đèn giao thông khác trên đường như: đèn hình mũi tên, đèn hai màu dành riêng cho người đi bộ hoặc ở những nơi có đường giao nhau với đường sắt, phà, cầu.

Vậy Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông như thế nào cho đúng? Trường hợp không chấp hành đúng hiệu lệnh của đèn giao thông thì bị xử lý như thế nào? Luật Hoàng Phi xin mời Khách hàng cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

Đèn tín hiệu giao thông là gì?

Đèn tín hiệu giao thông là một dạng báo hiệu đường bộ được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn, thông thường là ngã ba, ngã tư đông xe qua lại.

Đây là một loại báo hiệu đường bộ quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm được lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè. Đèn tín hiệu giao thông có thể hoạt động tự động hay cảnh sát giao thông điều khiển phân luồng.

Hiện nay, đèn tín hiệu giao thông được sử dụng ở các tuyến đường trên địa bàn thành phố chủ yếu có dạng hình tròn; được bố trí, lắp đặt tùy thuộc vào quy mô và tổ chức giao thông trên từng tuyến đường, tuy nhiên, chủ yếu được lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.

Về dạng đèn tín hiệu giao thông thì dạng đèn đếm lùi được sử dụng nhiều nhất, với mục đích để hỗ trợ cho các phương tiện giao thông nhận biết thời gian có hiệu lực của tín hiệu đèn và chấp hành. Đây cũng là một trong những giải pháp để hạn chế tình trạng người điều khiển phương tiện không chấp hành tín hiệu đèn vàng hoặc không chấp hành tín hiệu đèn đỏ.

Làm sao để nhìn đèn tín hiệu đúng?

Để có Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông tốt, thì người tham gia giao thông phải nắm được ý nghĩa, quy định của các loại đèn như sau:

Người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông theo tín hiệu của đèn giao thông,  khi thấy đèn tín hiệu Đèn xanh tức là cho phép đi, Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Trường hợp người tham gia nhìn thấy tín hiệu vàng nhấp nháy, tức là báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Đèn đỏ là đèn báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Theo đó, người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông. Trong đó, tín hiệu xanh là được đi, tín hiệu đỏ là cấm đi và tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Lưu ý: Theo quy định tại Quy chuẩn 41:2019 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có quy định ở nơi đường giao nhau vừa có đèn tín hiệu vừa có biển báo hiệu và vạch sơn thì lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

Trường hợp đèn tín hiệu tắt hoặc có đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì lái xe phải tuân theo biển báo hiệu và vạch sơn theo thứ tự hiệu lực đã quy định, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

– Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

– Hiệu lệnh của biển báo hiệu.

– Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Đèn đỏ có được đi không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Như vậy từ quy định trên thấy được rằng tín hiệu đỏ là cấm đi. Tuy nhiên khi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép người tham gia giao thông được phép rẽ phải khi có đèn đỏ khi:
+ Có đèn tín hiệu màu xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.
+ Có biển báo giao thông, thường là biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ khi đèn đỏ.

Ý nghĩa một số loại đèn tín hiệu phụ điều khiển giao thông đường bộ

Bên cạnh việc nắm rõ Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông với 03 loại đèn cơ bản thì chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý độc giả biết một số loại tín hiệu phụ điều khiển giao thông như:

– Đèn tín hiệu kèm đồng hồ đếm ngược có tác dụng báo hiệu thời gian có hiệu lực của đèn chính; màu của số trên đồng hồ đếm ngược phải sử dụng cùng màu với tín hiệu của đèn chính đang có tác dụng hiệu lệnh.

– Đèn phụ có hình mũi tên hoặc các hình có ký hiệu phù hợp với quy định của Quy chuẩn này, được lắp đặt trên mặt phẳng ngang với đèn tín hiệu xanh. Các hình trên đèn phụ có thể là hình một loại phương tiện giao thông hoặc hình người đi bộ.

– Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao.

Với mỗi đèn phụ tín hiệu khác nhau, sẽ có ý nghĩa khác nhau:

– Nếu đèn phụ có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.

– Khi tín hiệu mũi tên màu xanh được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì các phương tiện đi theo hướng mũi tên

– Khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi.

– Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hướng mũi tên.

Không chấp hành theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị xử phạt bao nhiêu?

Đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông được quy định xử phạt tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2012/NĐ-CP, cụ thể:

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; nếu gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; nếu gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900.6557 để chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi