Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Các loại hình phạt theo Bộ luật hình sự mới nhất
  • Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 14735 Lượt xem

Các loại hình phạt theo Bộ luật hình sự mới nhất

Hình phạt của Luật Hình sự Việt Nam bao gồm hai nhóm: Nhóm các hình phạt chính và nhóm các hình phạt bổ sung. Căn cứ chủ yếu để phân biệt hình phạt chính với hình phạt bổ sung là khả năng được áp dụng (tuyên) độc lập của loại hình phạt đối với mỗi tội phạm.

Các loại hình phạt theo Bộ luật hình sự năm 2015

Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

1. Hình phạt chính bao gồm:

a. Cảnh cáo;

b. Phạt tiền;

c. Cải tạo không giam giữ;

d. Trục xuất;

đ. Tù có thời gian

e. Tù chung thân;

g. Tử hình

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b. Cấm cư trú;

d. Quản chế;

e. Tước một số quyền công dân;

f. Tịch thu tài sản

g. Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

h. Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính

i. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Tư vấn các loại hình phạt theo Bộ luật hình sự năm 2015

Điều luật quy định hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Cụ thể như sau:

Hình phạt chính

a. Cảnh cáo;

b. Phạt tiền;

c. Cải tạo không giam giữ;

d. Trục xuất;

đ. Tù có thời gian

e. Tù chung thân;

g. Tử hình

Hình phạt bổ sung:

a. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b. Cấm cư trú;

d. Quản chế;

e. Tước một số quyền công dân;

f. Tịch thu tài sản

g. Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

h. Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính

i. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Như vậy, hình phạt của Luật Hình sự Việt Nam bao gồm hai nhóm: Nhóm các hình phạt chính và nhóm các hình phạt bổ sung. Căn cứ chủ yếu để phân biệt hình phạt chính với hình phạt bổ sung là khả năng được áp dụng (tuyên) độc lập của loại hình phạt đối với mỗi tội phạm.

Về nguyên tắc, hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập, mỗi tội phạm chỉ có thể bị tuyên một hình phạt chính.

Hình phạt bổ sung là hình phạt không thể tuyên độc lập, mà chỉ có thể tuyên kèm theo một hình phạt chính đối với mỗi loại tội phạm. Khác so với hình phạt chính, hình phạt bổ sung được áp dụng không phải đốỉ với tất cả các loại tội phạm mà chỉ riêng có một số loại tội nhất định và cũng không phải hình phạt bổ sung được áp dụng kèm theo bất kỳ loại hình phạt chính nào. Trong các loại hình phạt, phạt tiền và trục xuất là hai loại hình phạt được quy định vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.

Việc quy định các hình phạt bổ sung trong Bộ luật Hình sự Việt Nam là một trong những yếu tố mở ra khả năng pháp lý giúp cho việc cá thể hoá hình phạt, bảo đảm tác động có lựa chọn đối với người phạm tội tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội. Nói một cách khác với chức năng hỗ trợ hình phạt chính, hình phạt bổ sung giúp cho Toà án áp dụng những biện pháp xử lý triệt để và công bằng đối với người phạm tội, để đạt được mục đích tối đa của hình phạt. Đối với một tội phạm Tòa án chỉ được áp dụng một hình phạt chính nhưng có thể áp dụng một số hình phạt bổ sung.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, Quý vị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật Hình sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

 Hình phạt áp dụng với tổ chức?

Tôi được biết theo quy định mới, ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tôi là cá nhân thì còn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với tổ chức. Vậy cách hình phạt áp dụng với tổ chức là gì?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Một trong những điểm mới nổi bật của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với Bộ luật hình sự trước đó (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009) là quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại. Theo Bộ luật dân sự năm 2015, pháp nhân thương mại được giải thích như sau:

Điều 75. Pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, Bộ luật hình sự mới có quy định trách nhiệm hình sự đối với cả tổ chức, cụ thể là pháp nhân thương mại.

Theo điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 thì các hình phạt áp dụng với pháp nhân thương mại gồm:

Thứ nhất: Hình phạt chính gồm:

– Phạt tiền;

– Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Thứ hai: Hình phạt bổ sung bao gồm:

– Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

– Cấm huy động vốn;

– Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (32 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi