• Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 445 Lượt xem

Các biện pháp tư pháp là gì?

Các biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế hình sự, được quy định trong BLHS. Việc quy định và áp dụng biện pháp tư pháp nhằm mục đích giáo dục hoặc để loại bỏ điều kiện phạm tội, ngăn ngừa hành vi nguy hiểm mới cho xã hội.

Biện pháp tư pháp với người phạm tội gồm có?

Điều 46. Các biện pháp tư pháp

1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi,

c) Bắt buộc chữa bệnh.

2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi,

c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu,

d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Bình luận về các biện pháp tư pháp

Điều 46 Bộ luật hình sự một phần giải đáp được thắc mắc liên quan đến Các biện pháp tư pháp là? Bên cạnh đó Điều luật quy định các biện pháp tư pháp có thể được áp dụng đối với người cũng như pháp nhân thương mại bị kết án. Trong đó, các biện pháp tư pháp được hiểu là những biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định trong BLHS do Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng đối với người phạm tội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mất năng lực trách nhiệm hình sự hoặc với pháp nhân thương mại bị kết án ở các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự.

Các biện pháp tư pháp theo Điều 46 BLHS được phân chia thành hai nhóm: Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội và biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh các biện pháp tư pháp này, BLHS còn quy định biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 96 BLHS).

Việc quy định các biện pháp tư pháp trong luật hình sự có ý nghĩa quan trọng, thể hiện ở những khía cạnh sau:

– Thứ nhất, biện pháp tư pháp khi được áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án với tính chất là hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự có khả năng tác động hỗ trợ cho hình phạt và trong nhiều trường hợp còn có thể thay thế hình phạt để giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại bị kết án và phòng ngừa tội phạm;

– Thứ hai, đối với những trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật khác làm mất năng lực lỗi (năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội) hoặc người trước khi bị kết án hoặc trong khi chấp hành hình phạt mất năng lực đó do mắc bệnh, thì việc áp dụng biện pháp tư pháp (bắt buộc chữa bệnh) có vai trò điều trị, khắc phục khiếm khuyết về tâm lý của người bị áp dụng, tạo điều kiện cho việc tái hoà nhập xã hội của họ. Những biện pháp như vậy không chỉ mang tính nhân đạo mà là biện pháp phòng ngừa hành vi gây thiệt hại cho xã hội.

– Thứ ba, việc quy định song song hai hệ thống biện pháp cưỡng chế hình sự (hình phạt và biện pháp tư pháp) trong luật hình sự là sự biểu hiện tổng hợp sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Việc quy định các biện pháp tư pháp trong BLHS giúp cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đúng và linh hoạt chính sách về tội phạm và về tổ chức phòng, chống tội phạm của Nhà nước, mà một trong những nội dung của chính sách này được thể hiện tại Điều 3 BLHS. Đồng thời, qua đó cũng chỉ rõ, hình phạt không phải là phương tiện duy nhất trong chống và phòng ngừa tội phạm. Các cơ quan chức năng phải áp dụng đồng bộ các biện pháp thì mới có khả năng phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.

Đặc điểm của biện pháp tư pháp

Các biện pháp tư pháp có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, các biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế hình sự, được quy định trong BLHS. Việc quy định và áp dụng biện pháp tư pháp nhằm mục đích giáo dục hoặc để loại bỏ điều kiện phạm tội, ngăn ngừa hành vi nguy hiểm mới cho xã hội.

Thứ hai, các biện pháp tư pháp là các biện pháp cưỡng chế áp dụng cho cá nhân người phạm tội hoặc người có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội trong khi mắc bệnh làm mất năng lực lỗi hoặc cho pháp nhân thương mại bị kết án.

Thứ ba, các biện pháp tư pháp không được quy định cho từng tội phạm trong điều luật về tội phạm cụ thể như là hình phạt, nó có thể được áp dụng đồng thời với hình phạt chính và (hoặc) hình phạt bổ sung nhưng cũng có thể được áp dụng độc lập, không phụ thuộc vào hình phạt. Người hoặc pháp nhân bị kết án có thể phải chịu nhiều biện pháp tư pháp khác nhau.

Thứ tư, các biện pháp tư pháp do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng hình sự và theo thủ tục chặt chẽ do BLTTHS quy định.

Khoản 1 của điều luật quy định ba loại biện pháp tư pháp có thể được áp dụng đối với người phạm tội. Trong đó, biện pháp bắt buộc chữa bệnh còn có thể áp dụng cho trường hợp không phải là người phạm tội. Nội dung cũng như phạm vi và điều kiện áp dụng các biện pháp này được quy định cụ thể tại các điều từ Điều 47 đến Điều 49 BLHS.

Khoản 2 của điều luật quy định 04 loại biện pháp tư pháp có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại bị kết án. Nội dung cũng như phạm vi và điều kiện áp dụng các biện pháp này được quy định cụ thể trong chương riêng về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (Điều 82 Chương XI BLHS).

Trên đây là nội dung bài viết Các biện pháp tư pháp là gì? của Công ty Luật Hoàng Phi? Mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6557

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi