Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Bổ sung ngành nghề kinh doanh mua bán nợ
  • Thứ ba, 14/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 282 Lượt xem

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mua bán nợ

Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định khi doanh nghiệp thông qua quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì trong vòng 10 ngày phải tiến hành thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật lại thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Bổ sung ngành nghề là gì?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục do doanh nghiệp thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Khi doanh nghiệp cần mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách thêm một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh không có trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành thủ tục, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý khi thực hiện bổ sung ngành nghề Khách hàng cần tham khảo những văn bản pháp luật sau:

Luật Doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

– Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Điều kiện bổ sung ngành nghề kinh doanh mua bán nợ?

Mua bán nợ là một ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện, do đó, khi thành lập công ty lĩnh vực này doanh nghiệp phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như sau:

– Vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn pháp định của doanh nghiệp tối thiểu phải có là 100 tỷ đồng.

– Việc mua bán nợ phải có ký kết hợp đồng chi tiết, hợp pháp giữa các bên mua và bán nợ.

– Doanh nghiệp mua bán nợ phải tuân thủ những quy định chung về pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán nợ.

– Các khoản nợ được mua bán phải đảm bảo những yêu cầu như không có những thỏa thuận bằng văn bản về vấn đề không mua hay bán khoản nợ; Bên mua bán nợ không thuộc các trường hợp liên quan theo Luật doanh nghiệp quy định…

– Người quản lý, chủ doanh nghiệp mua bán nợ phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm kinh doanh hoạt động mua bán nợ, có trình độ tối thiểu là đại học.

Lưu ý: Như đã chia sẻ Mua bán nợ là một ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện nên Trường hợp doanh nghiệp muốn bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì trước tiên thực hiện thủ tục bổ sung khi doanh nghiệp đó đáp ứng đủ các điều kiện. Về mức vốn pháp định hoặc đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp muốn đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh mua bán nợ Phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định cho ngành này. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn bổ sung thêm ngành này,  Việc đầu tiên cần làm là tăng vốn điều lệ của công ty. Tiếp theo, nghề này sẽ được thêm vào hoạt động kinh doanh cho Doanh nghiệp.

Hồ sơ Bổ sung ngành nghề kinh doanh mua bán nợ

Hồ sơ bổ sung nghề kinh doanh mua bán nợ gồm các tài liệu sau:

– 01 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định (01 bản sao). Khi soạn thảo văn bản, nếu bạn chưa có mẫu thông báo này, vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi để được cung cấp.

– 01 Quyết định và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông ghi rõ việc thay đổi Điều lệ công ty.

– 01 Bản sao các giấy tờ: Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký thuế, giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các văn bản trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương).

– 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức thực hiện).

Lưu ý:

– Pháp luật bảo vệ quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức trong việc lựa chọn lĩnh vực đăng ký kinh doanh và quyết định quy mô kinh doanh. Vì vậy khi doanh nghiệp được đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh bất kỳ lúc nào có nhu cầu.

Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định khi doanh nghiệp thông qua quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì trong vòng 10 ngày phải tiến hành thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật lại thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

– Đối với doanh nghiệp FDI thì chỉ tiến hành đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh khi đã hoàn thành thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo Luật đầu tư.

Quy trình Bổ sung ngành nghề kinh doanh mua bán nợ

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. 

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Riêng đối với công ty vốn nước ngoài cần thực hiện thủ tục cấp GCN đăng ký đầu tư điều chỉnh trước khi thực hiện bước này).

Bước 3: Nộp phí bố cáo cho hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp kê khai.

Bước 4: Phòng ĐKKD cấp giấy xác nhận thông tin đăng ký doanh nghiệp theo danh sách ngành nghề kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi thay đổi, bổ sung ngành nghề, lượt bỏ hoặc sửa đổi chi tiết ngành nghề kinh doanh

– Đối với ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp không có nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc đã được sửa đổi, xóa bỏ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam doanh nghiệp cần xóa bỏ hoặc sửa đổi ngành nghề theo quy định hiện hành;

– Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn;

– Nếu ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp vẫn được bổ sung và trước khi đi vào hoạt động chính thức, cần đáp ứng đủ điều kiện của Luật chuyên ngành cũng như xin cấp các Giấy phép con (nếu có).

– Khi chưa có ngành nghề kinh doanh mà công ty vẫn xuất hóa đơn VAT sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các hóa đơn đã xuất sẽ không có giá trị khi thanh quyết toán thuế;

– Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề: Doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề (nếu không là thành viên công ty nộp kèm Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh tương ứng).

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi