Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm?
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 900 Lượt xem

Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm?

Biển báo hiệu đường bộ là những biển báo có hình ảnh được dựng lên ở ven hai bên đường giao thông nhằm cung cấp các thông tin cụ thể có liên quan mật thiết cho mọi người tham gia giao thông, biển báo hiệu đường bộ gồm 05 nhóm.

Biển báo hiệu đường bộ không chỉ xuất hiện ở trong các bài thi lý thuyết lái xe mà nó còn là dấu hiệu để nhận biết được tình trạng giao thông trong suốt hành trình lái xe. Vậy Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm? Trong nội dung bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Biển báo hiệu đường bộ là gì?

Biển báo hiệu đường bộ là những biển báo có hình ảnh được dựng lên ở ven hai bên đường giao thông nhằm cung cấp các thông tin cụ thể có liên quan mật thiết cho mọi người tham gia giao thông.

Mỗi loại biển báo giao thông đều có một vai trò khác nhau, việc đặt các loại biển báo này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo những quy trình và nguyên tắc nhất định trên từng đoạn đường để giúp cho hoạt động di chuyển của người dân được dễ dàng và hạn chế được những tai nạn, bất trắc xảy ra.

Ý nghĩa của biển báo giao thông đường bộ

– Sử dụng biển báo giao thông giúp xe cộ lưu thông thuận lợi hơn

Thay vì cần có người chỉ dẫn giao thông theo hiệu lệnh thì biển báo giao thông là công cụ hữu hiệu khi có độ bền và tính chính xác rất cao. Vì vậy, biển báo giao thông tạo nên một trật tự giao thông giúp cho con người và xe cộ lưu thông nhanh chóng và thuận lợi hơn.

– Giúp thực thi pháp luật giao thông 

Ở nước ta hiện nay, pháp luật về giao thông, cơ sở hạ tầng về giao thông đang ngày càng đươc hoàn thiện, theo đó hệ thống biển báo, biển chỉ chỉ dẫn được quy hoạch một cách hợp lý giúp cho người tham gia giao thông tuân thủ luật giao thông ở một mức độ cao hơn. Từ đó, việc lưu thông trên đường sẽ thuận lợi và theo một trật tự nhất định, qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật.

– Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

Việc tạo ra hệ thống báo hiệu đường bộ nhằm mục đích giúp cho người tham gia giao thông được an toàn khi điều khiển phương tiện cũng như lưu thông trên đường.

Các biển chỉ dẫn, biển cấm, biển báo nguy hiểm được đặt tại các vị trí đặc biệt như khúc cua gấp trên đường, chỗ sạt lở đất hay đoạn đường đông dân cư hay xảy ra tai nạn yêu cầu người tham gia giao thông phải chú ý hơn. Việc chỉ dẫn, cảnh báo như vậy không những giúp cho hoạt động giao thông trật tự và có tổ chức hơn còn góp phần tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm?

Biển báo giao thông đường bộ là một phần không thể thiếu của hệ thống Luật giao thông đường bộ Việt Nam. Bất kể người tham gia giao thông điều khiển bất kỳ loại phương tiện nào thì việc hiểu và nắm rõ các loại biển báo rất quan trọng.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Từ quy định trên thấy được rằng biển báo hiệu đường bộ gồm 05 nhóm, cụ thể như sau:

– Biển báo cấm

+ Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

+ Đa số các loại biển báo đều có viền đỏ, nền màu trắng và trên mỗi nền đó lại có hình vẽ gạch chéo màu đen để nhằm phân biệt được đặc trưng cho điều cấm hay sự hạn chế sự đi lại của các phương tiện xe cơ giới, thô sơ và thậm chí là người đi bộ.

– Biển báo nguy hiểm

+ Biển báo nguy hiểm được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

+ Là loại biển báo được quy định theo dạng hình tam giác đều và có viền màu đỏ cùng nền màu vàng.

– Biển hiệu lệnh

+ Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành, người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).

+ Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. 

– Biển chỉ dẫn

+ Biển chỉ dẫn dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

+ Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. 

– Biển phụ

+ Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập.

+ Biển báo giao thông phụ thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật kết hợp với viền đen, nền trắng và hình vẽ màu đen thường được nằm dưới các biển chính để giúp bổ sung làm rõ ý nghĩa của các biển chính. 

Cơ quan nào có quyền đặt biển báo giao thông?

Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm? đã được giải đáp ở trên, cơ quan có quyền đặt biển báo giao thông được quy định tại Điều 37 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:

Điều 37. Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông

1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:

a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;

c) Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

3. Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau:

a) Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông;

b) Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe.

Từ quy định trên thấy được rằng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý, còn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lắp đặt biển báo hiệu trên hệ thống quốc lộ.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của Công ty Luật Hoàng Phi đã giúp quý độc giả trả lời được câu hỏi Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm? qua đó nghiêm chỉnh chấp hành theo những chỉ dẫn trên biển báo giáo thông.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi