Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Bị công an giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1689 Lượt xem

Bị công an giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông?

Để ngăn chặn các hành vi, giảm thiểu nguy cơ gây ra tai nạn giao thông, pháp luật quy định các trường hợp tước giấy phép lái xe hoặc tạm giữ giấy phép lại xe.

Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, Nhà nước đã quy định ngày càng chặt chẽ hơn các hình thức xử phạt vi phạm an toàn giao thông. Trong đó, tước giấy phép lái xe là một hình thức xử phạt điển hình. Vậy khi nào, người tham gia giao thông bị áp dụng hình thức xử phạt này, khi Bị công an giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không?. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của công ty chúng tôi để giải đáp các thắc đó.

Cơ sở pháp lý

Hiện nay, đối với một số trường hợp vi phạm, pháp luật quy định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hoặc tạm giữ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông. Hai hình thức xử phạt này được quy định cụ thể trong hai văn bản pháp lý sau:

– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Khi nào bị tạm giữ giấy phép lái xe?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm:

– Bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Bị công an giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông?

Để ngăn chặn các hành vi, giảm thiểu nguy cơ gây ra tai nạn giao thông, pháp luật quy định các trường hợp tước giấy phép lái xe hoặc tạm giữ giấy phép lại xe.

Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được quy định tại điều 25, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và được cụ thể hóa tại Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được hiểu là hình thức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với cá nhân vi phạm nghiêm trọng các hoạt động ghi trong giấy phép lái xe.

Bên cạnh đó, để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định.

Mặt khác, Khoản 4, điều 81, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Khoản 2, điều 82, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Từ những quy định trên thấy được rằng  trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép hoặc bị tạm giữ giấy phép lái xe, thì người vi phạm không được tham gia giao thông với tư cách là người điều khiển phương tiện yêu cầu giấy phép lái xe. Trường hợp người vi phạm tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, quý độc giả đã giải đáp được thắc mắc bị công an giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không?. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả các thông tin hữu ích liên quan đến hình thức xử phát tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tính từ ngày nào?

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Theo đó, thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là mức trung bình của khung thời gian tước được quy định đối với hành vi đó. Tuy nhiên, thời hạn này có thể thay đổi phụ thuộc vào tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian. Trái lại, nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước là mức tối đa của khung thời gian tước.

Bên cạnh đó, Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe như sau:

– Trường hợp một cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần thì bị xử phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm, nếu hành vi vi phạm đó có quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chỉ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 01 lần với thời hạn tước là mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất.

– Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

+ Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

+ Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

+ Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Qua bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Bị công an giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông?, chúng ta thấy rằng khi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hoặc bị tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không được tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Do đó cần chú ý để tránh trường hợp tiếp tục vi phạm quy định pháp luật về an toàn giao thông.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (13 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi