Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Bán hàng online có cần giấy phép kinh doanh không?
  • Thứ ba, 13/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 301 Lượt xem

Bán hàng online có cần giấy phép kinh doanh không?

Bán hàng online có thể hiểu là loại hình dịch vụ, kinh doanh các sản phẩm diễn ra chủ yếu trên mạng Internet mà cả người mua và người bán đều dùng các thiết bị di động như máy tính, điện thoại và được liên kết với nhau thông qua mạng Internet.

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, giấy phép kinh doanh này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp quy định Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.).

Bán hàng online là gì?

Bán hàng online có thể hiểu là loại hình dịch vụ, kinh doanh các sản phẩm diễn ra chủ yếu trên mạng Internet mà cả người mua và người bán đều dùng các thiết bị di động như máy tính, điện thoại và được liên kết với nhau thông qua mạng Internet. Với bán hàng online, người mua có thể không cần phải đến trực tiếp cửa hàng mà vẫn có thể xem và sở hữu sản phẩm, ngược lại, người bán có thể không cần mặt bằng shop mà vẫn có thể tiếp cận, trao đổi thông tin, hàng hóa với người mua.

Bán hàng online có cần giấy phép kinh doanh không?

Theo Thông tư số 47/2014 quy định về quản lý website thương mại điện tử, mạng xã hội thì một trong các hình thức hoạt động dưới đây sẽ phải đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử:

– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ trên đó;

– Website cho phép người tham gia lập các website con/nhanh để giới thiệu hàng hóa /dịch vụ;

– Website có chuyên mục mua bán, người tham gia có thể đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Về bản chất cũng như phương thức tổ chức, hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội giống với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Nhưng, người bán hàng online trên mạng xã hội sẽ không phải đăng ký với Bộ Công Thương để xin cấp giấy phép kinh doanh bán hàng online mà chính doanh nghiệp vận hành mạng xã hội, các website này mới phải tiến hành đăng ký.

Bán hàng online có vi phạm luật không?

Bán hàng online không vi phạm pháp luật, trừ một số trường hợp các bạn bán các mặt hàng không được phép kinh doanh trên các website thương mại điện tử như:

– Súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao, các công cụ hỗ trợ.

– Thuốc lá điếu, xì gà, các dạng thuốc lá thành phẩm khác.

– Rượu các loại.

– Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm và các bộ phận của chúng.

– Một số hàng hóa hạn chế kinh doanh khác.

Bán hàng online không đăng ký có bị xử phạt không?

Tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 33 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định ành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động như sau:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng;

b) Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;

d) Giả mạo thông tin thông báo trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;

d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;

đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;

e) Sử dụng biểu tượng đã đăng ký để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

g) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.

Như vậy, khi bán hàng online nhưng không đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng.

Bán hàng online có phải nộp thuế không?

– Thuế môn bài

+ Lệ phí môn bài là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước; là một trong những khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu.

+ Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP thì các cá nhân bán hàng online phải nộp lệ phí môn bài tương ứng với mức doanh thu/năm:

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

– Thuế khoán

+ Thuế khoán là loại thuế trọn gói áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, do mức thuế thấp và khó xác định rõ ràng nên cơ quan thuế có thẩm quyền định mức một khoản thuế trên cơ sở hồ sơ tự khai của người nộp thuế, ý kiến tư vấn Hội đồng tư vấn thuế cấp xã và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.

+ Cách tính thuế khoán phải nộp được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC:

Số thuế GTGT phải nộp =  Tỷ lệ thuế GTGT x Doanh thu tính thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp =  Tỷ lệ thuế TNCN x Doanh thu tính thuế TNCN

Trong đó:

GTGT: giá trị gia tăng

TNCN: thu nhập cá nhân

Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.

Tỷ lệ tính thuế: Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa có tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.

Cá nhân kinh doanh bán hàng online có thu nhập trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Bán hàng online có cần giấy phép kinh doanh không? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi