Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Thời gian bắt buộc chữa bệnh theo Bộ Luật hình sự
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3058 Lượt xem

Thời gian bắt buộc chữa bệnh theo Bộ Luật hình sự

Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thì tuỳ theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Toà án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.

Quy định thời gian bắt buộc chữa bệnh

Bộ luật Hình sự quy định về vấn đề thời gian bắt buộc chữa bệnh tại Điều 49. Cụ thể:

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Như vậy, thời gian bắt buộc chữa bệnh không được giới hạn thời gian mà sẽ căn cứ vào việc điều trị và tình hình bệnh.

Những đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh như sau:

– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người đang chấp hành hình phạt mà bị mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

Theo quy định tại Điều 447 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 có quy định như sau:

Nếu có căn cứ về việc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự cụ thể là không có năng lực trách nhiệm hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Nếu có căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Toà án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử, thi hành án.

Như vậy, trong giai đoạn thi hành án, Toà án là cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với đối tượng cần thiết.

Tư vấn về vấn đề thời gian bắt buộc chữa bệnh

Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thì tuỳ theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Toà án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này và tiếp tục xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ.

Thể hiện tính nhân đạo Bộ luật Hình sự đã quy định thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Xét về bản chất pháp lý, các biện pháp tư pháp nêu trên không phải là hình phạt nhưng là các biện pháp tư pháp hình sự được Bộ luật Hình sự quy định để có thể áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. Sự cần thiết của các biện pháp tư pháp hình sự thể hiện ở chỗ khi được áp dụng, chúng có khả năng tác động hỗ trợ hình phạt đối với người phạm tội hoặc trong nhiều trường hợp chúng có thể thay thế hình phạt giúp cho không để sót việc xử lý người phạm tội.

Quy định và áp dụng các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện phương châm đúng đắn trong việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước là mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý công minh; tất cả các biện pháp tác động hình sự đối với người có hành vi phạm tội đều nhằm đạt mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Áp dụng đúng đắn các biện pháp tư pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của sự tác động hình sự đối với tội phạm.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi