Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Xét xử phúc thẩm là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3191 Lượt xem

Xét xử phúc thẩm là gì?

Xét xử phúc thẩm là việc mà Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm thực hiện xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị của người có quyền.

Xét xử phúc thẩm là một trong những khái niệm vô cùng quen thuộc trong tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.

Để hiểu rõ hơn về xét xử phúc thẩm là gì? Hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xét xử phúc thẩm là gì?

Xét xử phúc thẩm là việc mà Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm thực hiện xét xử lại bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị của người có quyền, đối với xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự, chỉ được kháng nghị, kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định khác của Tòa án sơ thẩm.

Trong quá trình xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành kiểm tra lại tất cả hoặc một phần tính hợp pháp, những căn cứ đưa ra trong Tòa án sơ thẩm theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị.

 Việc có quy định xét xử phúc thẩm lại vụ án, bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, tránh được sai xót, khắc phục được những sai xót xảy ra trong quá trình tố tụng.

Xét xử phúc thẩm là gì còn được thể hiện qua thẩm quyền xét xử phúc thẩm, các bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo.

Phiên tòa xét xử phúc thẩm là gì?

Phiên tòa xét xử  phúc thẩm là phiên tòa xét lại vụ án, quyết định đã được toà án cấp dưới xét xử sơ thẩm, nhưng có chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Phiên tòa xét xử phúc thẩm được áp dụng đối với nhiều lĩnh vực cụ thể là với các vụ án về dân sự, hình sự, lao động, kinh tế, hành chính. Phiên tòa phúc thẩm diễn ra được xem là một hoạt động tố tụng, trong đó Toà án cấp trên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm xử mà bị kháng cáo, kháng nghị, kiểm tra tính hợp pháp là kiểm tra việc áp dụng pháp luật của toà sơ thẩm khi ra bản án, quyết định đó.

Ở đây có thể hiểu kiểm tra tính hợp pháp trong phiên tòa xét xử phúc thẩm sẽ bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng; kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định là kiểm tra những chứng cứ đã thu thập được có phù hợp với thực tế không, kết luận của bản án/quyết định có phù hợp với hồ sơ vụ án hay không.

Mục đích của phiên tòa phúc thẩm

Như đã nói tại phần Phiên tòa xét xử phúc thẩm là gì? phiên tòa này sẽ kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định của Tòa cấp sơ thẩm đưa ra. Dựa trên những yếu tố này có thể khái quát một số mục đích của phiên tòa xét xử phúc thẩm như sau:

– Điều đầu tiên phải nói đó là phiên tòa xét xử phúc thẩm nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm khi xét xử và ra bản án, quyết định. Qua việc xem xét lại đó nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự có liên quan tới vụ án. Bởi lẽ, thực tế cho thấy rằng tại phiên tòa xét xử lần thứ nhất đôi khi có những sai sót xảy ra và nếu chỉ dừng lại tại phiên tòa sơ thẩm thì không bảo đảm được công lý được thực thi một cách đúng đắn nhất.

– Qua phiên tòa xét xử phúc thẩm, việc kiểm tra chất lượng xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm cũng được tiến hành, nhằm rút kinh nghiệm, uốn nắn những sai lầm trong công tác xét xử và có hướng bồi dưỡng thêm về trình độ và nghiệp vụ chuyên môn đối với những người tiến hành tố tụng.

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm?

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án được quy định như sau:

– Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm với bản án, quyết định trong tố tụng hình sự:

+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện xét xử phúc thẩm bản án, quyết định chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

+ Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện xét xử phúc thẩm bản án, quyết định chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền.

+ Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện xét xử phúc thẩm bản án, quyết địnhchưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghịcủa Tòa án quân sự khu vực.

+ Tòa án quân sự trung ương thực hiện xét xử phúc thẩm bản án, quyết địnhchưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghịcủa Tòa án quân sự cấp quân khu.

– Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩmbản án, quyết định trong tố tụng dân sự:

+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của các tòa án chuyên trách:

+ Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

+ Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

+ Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

+ Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

+ Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm bản án, quyết định thuộc thầm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

– Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định trong tố tụng hành chính:

+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

+ Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm bản án, quyết định thuộc thầm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

Thủ tục đối với phiên tòa xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 354 Bộ luật tố tụng hình sự (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) quy định định: “Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tục xét xử tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm”.

Như vậy, đối với phiên tòa phúc thẩm cơ bản là giống phiên tòa sơ thẩm chỉ khác nhau ở bản chất và mục đích. Phiên tòa xét xử phúc thẩm cũng sẽ bao gồm phần thủ tục, phần xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Tuy nhiên cũng có một số điểm khác nhau về thủ tục tại hai phiên tòa này như sau:

– Tại phiên tòa phúc thẩm ở phần thủ tục sẽ chỉ kiểm tra căn cước của các bị các có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị. Trước khi phần xét hỏi diễn ra, Hội đồng xét xử sẽ trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị của bản án như thế nào.

– Tại phần xét hỏi, phiên tòa sẽ làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan tới phần kháng nghị, kháng cáo là chủ yếu

– Tại phần tranh luận của các bên, Kiểm sát viên sẽ là người phát biểu quan điểm của viện kiểm sát về tính hợp pháp và có văn căn cứ của bản án sơ thẩm đồng thời đưa ra hướng giải quyết của vụ án

– Trước khi diễn ra phần nghị án của Hội đồng xét xử tại phiên tòa phúc thẩm, chỉ các bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, kháng nghị mới có quyền nói lời sau cùng.

– Trong quá trình tranh tụng, Kiểm sát viên và những người khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị sẽ phát biểu ý kiến về nội dung của kháng cáo, kháng nghị đồng thời Kiểm sát viên cũng đưa ra quan điểm hướng giải quyết của vụ án.

Như vậy qua thủ tục này có thể thấy tại phiên tòa xét xử phúc thẩm thì về cơ bản sẽ giống phiên tòa xét xử sơ thẩm. Nhưng cũng có những điểm khác khi mà vai trò và quyền, nghĩa vụ của Viện kiểm sát cùng những người khác có liên quan tới kháng nghị, kháng cáo được chú trọng và bổ sung những điểm mới.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Tòa án cấp trên 1 cấp sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm những bản án, quyết định chưa có hiệu lực của tòa án cấp dưới.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về xét xử phúc thẩm là gì, sẽ là nguồn thông tin bổ ích đối với quý vị. Nếu còn những thắc mắc hãy liên hệ tới chúng tôi qua số Tổng đài tư vấn 19006557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi