Ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
Quản lý của nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển. Vậy ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?
Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là quyền tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội là tham gia bàn bạc, đánh giá, tổ chức xã hội, các hoạt động chung của tổ chức của xã hội. Đây là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế – xã hội.
Ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền này như sau:
“ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”
Như vậy, theo khái niệm cũng như quy định của pháp luật thì quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân.
Điều kiện tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Bên cạnh câu hỏi ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội thì điều kiện để được tham gia quản lý nhà nước và xã hội cũng được quan tâm. Cụ thể các điều kiện như sau:
Độ tuổi tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Hiến pháp 2013 quy định, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân . Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Để thống nhất thực hiện, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”. Luật Trưng cầu ý dân cũng quy định “Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”, trừ trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên trong danh sách cử tri.
Bên cạnh đó, các trường hợp sau hạn chế quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội:
– Trường hợp không được bầu cử, ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Luật Bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định một số trường hợp không được bầu cử, không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Bao gồm: Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố bị can; Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; và Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Những trường hợp không được bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân bao gồm:
+ Người bị kết án tử h́ình đang trong thời gian chờ thi hành án;
+ Người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do thì những người này được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
+ Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì Ủy ban nhân dân xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
– Những trường hợp không được làm việc trong cơ quan nhà nước
Luật Cán bộ, công chức quy định người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự không được tuyển dụng, làm việc trong cơ quan nhà nước. Thêm vào đó, Luật cũng đề cập điều kiện dự tuyển công chức và xử lý kỷ luật cũng loại trừ những người đang làm việc có vi phạm pháp luật ra khỏi bộ máy nhà nước.
Trên đây là nội dung bài viết ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường. Mời Quý vị tham...
Phân tích Điều 661 Bộ luật dân sự 2015
Điều 661 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vấn đề hạn chế phân chia di sản như thế nào, quý độc giả cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để hiểu được rõ...
Các trường hợp thừa kế thế vị theo pháp luật?
Trong trường hợp cha đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông nội thì khi ông nội chết con sẽ thay thế vị trí của cha để hưởng thừa kế từ di sản mà ông nội để lại đối với phần di sản mà cha mình được hưởng nếu còn...
Why do you need a Temporary Residence Card in Vietnam?
If you are a foreigner and want to stay in Vietnam for more than 3 months, you will need to apply for a Temporary Residence Card. Find out how to do it...
Người đứng đầu văn phòng luật sư gọi là gì?
Văn phòng luật sư là một tổ chức hành nghề luật sư, do một luật sư thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, thực hiện công việc cung ứng dịch vụ pháp lý theo hợp đồng pháp lý, đại diện tham gia tố tụng và ngoài tố tụng, tham gia hoạt động tư vấn pháp luật và một vài dịch vụ pháp lý khác của luật...
Xem thêm