Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7810 Lượt xem

Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì?

Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. Cụ thể người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì là câu hỏi nhận được sự quan tâm?

Câu hỏi: Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì?

A. Lựa chọn mua hàng hoá để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

B. Phát triển kinh tế cho đất nước.

C. Phù hợp nhu cầu và mang lại hiệu quả kinh tế.

D. Lựa chọn thời điểm để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.

Đáp án:

Trong các phương án trả lời trên thì đáp án đúng là đáp án:

A. Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích lựa chọn mua hàng hoá để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:

Trên thị trường, giá cả của từng hàng hoá có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hoá không chỉ do tác động của cạnh tranh, mà còn do tác động của quan hệ cung – cầu. Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, quan hệ cung – cầu có vai trò to lớn. Quan hệ cung – cầu là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả thị trường và giá trị hàng hóa chênh lệch nhau, và giải thích trong sản xuất lại không ăn khớp với nhau. Giá cả thị trường có thể bằng, lớn hoặc nhỏ hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Không chỉ vậy quan hệ cung cầu cũng có ý nghĩa là căn cứ để người sản xuất, kinh doanh phải nắm vững các trường hợp vận động của cung – cầu và đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Đồng thời quan hệ cung cầu cũng là cơ sở để người tiêu dùng có thể lựa chọn khi mua hàng hóa sao cho phù hợp kinh tế tương ứng với các trường hợp quan hệ cung cầu trên thị trường.

Chính nhờ vai trò của quan hệ cung – cầu mà mối quan hệ cung cầu được người tiêu dùng vận dụng bằng cách giảm nhu cầu mua các mặt hàng nào đó khi cung nhỏ hơn cầu và giá cả cao để chuyển sang mua các mặt hàng cung lớn hơn cầu và giá cả tương ứng.

=> Như vậy trong câu hỏi người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích gì thì đáp án đúng là đáp án A. Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu nhằm mục đích lựa chọn mua hàng hoá để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục nhận thừa kế không có di chúc?

Di chúc chỉ đem lại ý nghĩa về mặt vật chất cho người thừa kế và chỉ là phương tiện để người để lại di sản thừa kế thực hiện quyền thừa kế của mình chỉ xuất hiện khi có nội dung trao một phần hoặc toàn bộ di sản của mình cho những người...

Đương sự là gì?

Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân...

Luật Thương mại mới nhất hiện nay là luật nào?

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi...

Hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp gồm?

Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế phải tuân theo quy định tại các được coi là trùng hoặc tương đương với sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình được bảo hộ theo một điểm nào đó của yêu cầu bảo hộ thuộc Bằng độc quyền sáng chế/Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu tất cả các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản được nêu trong điểm đó đều có mặt trong sản...

Quyền sở hữu tài sản là gì?

Quyền sở hữu tài sản là mức độ xử sử mà pháp luật cho phép chủ thể được thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản thuộc sở hữu của chủ thể đó trong những điều kiện nhất...

Xem thêm