Trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc?
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động sẽ phải chi trả cho người lao động khi họ chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong các trường hợp luật định.
Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 đã tiến hành sửa đôi, bổ sung nhiều nội dung của Bộ luật Lao động 2012, trong đó có các nội dung liên quan đến việc hưởng các khoản trợ cấp của người lao động.
Do đó, với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc?
Điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc?
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động sẽ phải chi trả cho người lao động khi họ chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong các trường hợp luật định.
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau đây:
– Hết hạn hợp đồng lao động;
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án;
– Người lao động chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động;
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ Luật lao động.
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc.
Trong đó:
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc chính là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc (Căn cứ theo Khoản 3 Điều 46 của Bộ luật lao động).
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc chính là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc (Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc
Tại Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Do đó có thể thấy các trường hợp người lao động khi nghỉ việc sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1/ Chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thuộc vào các trường hợp:
– Hết hạn thực hiện hợp đồng
– Đã hoàn thành công việc theo nội dung giao kết ban đầu
– Hai bên thỏa thuận cùng chấm dứt hợp đồng
– Người lao động bị kết án và không được hưởng án treo, án tử hình hoặc bị cấm thực hiện công việc.
– Người lao động chế, bị tòa án tuyên mất tích hoặc đã chết
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc tuyên chết
– Người sử dụng lao động là pháp nhân chấm dứt hoạt động
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
2/ Người lao động chưa làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động
Ngoài giải đáp cho Qúy khách về Trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc? Thì với nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến vấn đề này.
Những khoản tiền người lao động được nhân khi nghỉ việc
Theo quy định của BLLĐ năm 2019, khi nghỉ việc, dù không được hưởng trợ cấp thôi việc nhưng người lao động vẫn có thể được hưởng các khoản tiền sau:
– Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, mọi người lao động đều được nhận khoản tiền này. Theo đó, trong thời hạn 14 ngày làm việc,chậm nhất là 30 ngày trong một số trường hợp luật quy định, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động, trong đó có tiền lương cho số ngày người lao động đã làm việc.
– Tiền trợ cấp mất việc làm
Căn cứ Điều 47 BLLĐ năm 2019, người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động mà bị chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được nhận trợ cấp mất
– Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết
Tại Điều 113 BLLĐ năm 2019, người lao động chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm mà phải nghỉ việc thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Trợ cấp thất nghiệp
Khoản tiền này sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động nếu người này đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Trường hợp nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Quy trình thương lượng tập thể như thế nào?
Điều 71 Bộ luật lao động quy định quy trình thương lượng tập thể gồm quy trình chuẩn bị thương lượng và quy trình tiến hành thương...
Phân tích Điều 115 Bộ luật Lao động mới nhất
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội được hình thành giữa người lao động làm công ăn lương, quan hệ này phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, vì những lý do khác nhau như công việc riêng (cưới hỏi, ma chay,…) mà người lao động có thể sẽ không đi làm đầy đủ số ngày theo thỏa...
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Tương tự như người lao động, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũng có mối liên hệ mật thiết, đan xen lẫn nhau và không tách rời. Sự xuất hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động luôn gắn với những điều kiện, sự kiện pháp lý tương ứng. Ngoài các quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều 6 có thể xuất hiện các quyền và nghĩa vụ khác của người sử...
Hệ số lương giáo viên tiểu học 2025
Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 2 tháng 2 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công...
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giải quyết tranh chấp lao động
Điều 181 hướng dẫn, hỗ trợ các bên tranh chấp, tập huấn nâng cao năng lực của các chủ thể giải quyết tranh chấp lao động, từ đó đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp lao...
Xem thêm