Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1936 Lượt xem

Quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trong những năm gần đây việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn tiếp tục được phát huy, nhất là trong các thị trường truyền thống là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaixia, các nước Trung Đông

 

1. Khái niệm người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Điều 168 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“-  Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

–  Công dân Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, trong khu công nghiệp, khu kinh tế và khu chế xuất, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam hoặc làm việc cho cá nhân là công dân nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và được pháp luật bảo vệ”.

2. Bình luận và phân tích vấn đề người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Từ những năm 1980 nước ta đã đưa người lao động đi làm việc, học tập, tu nghiệp ở nước ngoài nhằm mở rộng thị trường lao động, giúp người lao động có thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và tác phong nghề nghiệp phục vụ cho nhu cầu cá nhân và góp phần xây dựng, phát triển đất nước.

Hiện nay, Việt Nam là một trong các quốc gia có số lượng lớn (khoảng nửa triệu) người lao động làm việc ở nước ngoài. Trong những năm gần đây việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn tiếp tục được phát huy, nhất là trong các thị trường truyền thống là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaixia, các nước Trung Đông…

Mặc dù việc lao động ở nước ngoài có những vấn đề hấp dẫn như tiền lương cao, có khả năng tiếp cận với công nghệ, môi trường lao động hiện đại…nhưng vẫn có nhiều khó khăn, vướng mắc và đặc biệt là rủi ro trong quá trình lao động do bất đồng văn hóa, ngôn ngữ, lừa đảo… Để bảo đảm thuận lợi, an toàn cho người lao động và xác định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Nhà nước đã quy định trong Bộ luật Lao động, ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (năm 2006).

Pháp luật một mặt khuyến khích các tổ chức, cá nhân tìm kiếm thị trường, xúc tiến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực này. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao hoặc làm việc cho tổ chức nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam đều được coi là đối tượng bảo vệ của pháp luật lao động Việt Nam.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi