Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết thế nào?
  • Thứ tư, 07/09/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1475 Lượt xem

Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết thế nào?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai, đây là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay.

Hiện nay tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng nhiều đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến đất khai hoang. Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu được rõ hơn.

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Đây là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay bởi tranh chấp này xâm phạm trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Các loại tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay bao gồm:

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất

+ Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới đất, đây có thể là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi,…Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới..

+ Tranh chấp đòi lại đất: Là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau nên họ không còn quản lý, sử dụng nữa.

– Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

+ Bản chất của tranh chấp trong những trường hợp này là các tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu,…

– Tranh chấp liên quan đến đất

Bao gồm hai loại tranh chấp về thừa kế liên quan đến đất đai và tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn:

+ Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.

+ Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

 Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.

Trước khi trả lời được câu hỏi Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết thế nào? cần nắm được khái niệm tranh chấp đất đai như đã giải thích ở trên.

Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết thế nào?

Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết thế nào? Khi có tranh chấp đất đai trước tiên cần thực hiện thủ tục hòa giải ở địa phương xảy ra tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Từ quy định trên thấy được rằng thủ tục hòa giải ở địa phương là bắt buộc đối với trường hợp tranh chấp người nào có quyền sử dụng đất.

– Trường hợp hoà giải tranh chấp đất khai hoang ở xã không thành thì có thể thực hiện những bước tiếp theo như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thủ tục khởi kiện đất khai hoang bị lấn chiếm

Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết thế nào? đã được giải đáp ở nội dung trên. Do đó khi có tranh chấp đất khai hoang có thể thực hiện thủ tục khởi kiện như sau:

– Để đảm bảo quyền lợi sử dụng đất khai hoang, trước hết người khởi kiện cần phải có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Ví dụ như giấy tờ tham gia đóng thuế,  xác nhận của UBND xã về diện tích đất dùng ổn định lâu dài, những giấy tờ chứng minh có liên quan khác,…

– Gửi đơn khởi kiến đến tòa án nhân dân bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

– Khi nhận được đơn tòa án nhân dân sẽ tiến hành xem xét để đưa ra quyết định thụ lý vụ việc tranh chấp đất, sau khi thụ lý xong tòa án sẽ thực hiện các công việc, thủ tục xét xử.

– Nếu sau khi xét xử sơ thẩm xong mà người nộp đơn không đồng ý với bản án đó thì có thể nộp đơn kháng cáo tới tòa án nhân dân cấp tỉnh để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những...

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với...

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất...

Nộp tiền thuế chuyển mục đích sử dụng đất ở đâu?

Người nộp thuế sẽ thực hiện đăng ký, khai, tính thuế...

Hạn mức chuyển đổi đất vườn sang đất ở?

Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất...

Sổ đăng bộ là gì?

Đăng bộ là thủ tục sang tên chủ sở hữu sổ đỏ, sổ...

Mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì 2024?

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho...

Dấu hiệu nhận biết sổ đỏ thật hay giả?

Tuy nhiên, để đảm bảo cao nhất, các bên có thể thực...