Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tra cứu bản quyền bài hát ở đâu?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2308 Lượt xem

Tra cứu bản quyền bài hát ở đâu?

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Tra cứu bản quyền bài hát ở đâu?

Tra cứu bản quyền bài hát là một trong những bước quan trọng không chỉ với chủ sở hữu của bài hát mà còn với người dùng, người nghe và những chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tra cứu bản quyền bài hát.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Tra cứu bản quyền bài hát ở đâu?

Bản quyền bài hát là gì?

Bản quyền âm nhạc là một hình thức bảo hộ tác phẩm của người sáng tác.

Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ đăng ký tới cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền âm nhạc, qua đó khẳng định được quyền của mình đối với tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra đồng thời giúp ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.

Tra cứu bản quyền bài hát ở đâu?

Tra cứu bản quyền tác giả là việc đánh giá khả năng bảo hộ của tác phẩm, việc này giúp cho chúng ta biết được tác phẩm có trùng hoặc tương tự với tác phẩm nào đó đã được bảo hộ hay không để đảm bảo khả năng bảo hộ cao nhất cho tác phẩm.

– Hồ sơ tra cứu bản quyền tác giả: Để thực hiện thủ tục tra cứu bản quyền tác giả, chủ sở hữu cần cung cấp những tài liệu, cụ thể:

+ Loại hình tác phẩm sẽ đăng ký bản quyền.

+ Tên bản quyền tác giả cần tra cứu.

+ Thông tin sơ qua về loại hình tác phẩm tra cứu.

Hồ sơ sẽ được gửi về Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

– Quý bạn đọc cũng có thể truy cậo trực tiếp vào link:

http://www.cov.gov.vn/tra-cuu-nien-giam?AspxAutoDetectCookieSupport=1

Người tra cứu có thể tra cứu trực tuyến hoặc nộp hồ sơ tra cứu tại Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Tổ chức này có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng, có tài khoản tại Khoa bạc Nhà nước.

Vì sao phải tra cứu bản quyền tác giả?

Mỗi năm số lượng đơn đăng ký bản quyền tác giả được nộp tại Cục bản quyền tác giả rất lớn với nhiều loại hình tác phẩm khác nhau. Do vậy, tra cứu bản quyền bài hát hay bản quyền tác giả để đánh giá khả năng đăng ký bản quyền bài hát là việc cần thực hiện để đảm bảo khả năng đăng ký cao nhất của bản quyền tác giả, tránh việc lãng phí thời gian và tiền bạc của chủ sở hữu.

Từ đó, chủ sở hữu xem xét và quyết định có hoặc không có việc nộp đơn đăng ký. Thông qua việc tra cứu bản quyền sẽ giúp quý bạn đọc có thể đánh giá việc bản quyền của mình có tương tự hoặc trùng với bản quyền của người khác hay không? Để quyết định việc nên hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký của người khác hay là bản quyền của mình có vi phạm quyền sở hữu của bên thứ ba nào không.

Tra cứu bản quyền tác giả là việc làm cần thiết và hơn nữa việc thực hiện tra cứu hoàn toàn miễn phí được thực hiện trong những bước của quá trình đăng ký bản quyền tác giả cho chủ sở hữu.

>>>>>> Tham khảo thêm nội dung liên quan: Tra cứu nhãn hiệu

Muốn sử dụng bản ghi âm, ghi hình của bài hát cần làm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 – nghị định số 100/2006/ND-CP, quy định về việc sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại phải thực hiện việc xin phép và trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc. Việc phát hành đĩa cũng tương tự như việc xuất bản những ấn phẩm âm nhạc khác, phải thực hiện việc xin phép và trả tiền sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Để sử dụng bản ghi âm, ghi hình bài hát một cách hợp pháp cần thực hiện, cụ thể:

– Liên hệ làm thủ tục xin phép và trả tiền bản quyền: Quý bạn đọc cần liên hệ với Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam để được hướng dẫn về các thủ tục cần thiết.

– Xin phép sử dụng thông qua hợp đồng bằng văn bản: Đối với việc tiến hành thủ tục bản quyền tại VCPMC – Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập theo Quyết đính số 19/2002/QD-NS của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Quý bạn đọc cần điền đầy đủ các thông tin theo hồ sơ đăng ký được đăng tại mục Thủ tục cấp phép của website, bao gồm:

+ Cung cấp danh sách tác phẩm bao gồm các nội dung tên tác phẩm, tác giả nhạc và tác giả lời (Theo mẫu).

+ Mẫu hợp đồng số 2.3 (Mẫu hợp đồng sử dụng TPAN trong lĩnh vực xuất bản băng đĩa).

– Quý bạn đọc chỉ được sử dụng tác phẩm để xuất bản đĩa nhạc một cách hợp pháp sau khi đã hoàn thành các thủ tục thanh toán theo hợp đồng và được cấp giấy chứng nhận.

– Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về địa chỉ: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.

Số 66 Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy – Hà Nội.

Điện thoại: 84437624718.

Fax: 84437624717.

Như vậy, Tra cứu bản quyền bài hát ở đâu? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến bản quyền bài hát theo quy định của pháp luật hiện nay. Chúng tôi mong rằng với những nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cover bài hát đăng lên mạng xã hội không xin phép bị xử phạt như thế nào?

Hành vi cover bài hát của người khác khi chưa xin phép là hành vi xâm phạm quyền tác giả về quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định pháp...

Lấy tên người khác đăng ký nhãn hiệu có được không?

Tổ chức, cá nhân có thể tiến hành nộp đơn yêu cầu bảo hộ cho nhãn hiệu có chứa tên riêng người khác chỉ cần tên được bảo hộ không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước...

Quay lén phim chiếu rạp rồi tung lên mạng bị xử lý như thế nào?

Cá nhân, tổ chức có hành vi sao chép tác phẩm điện ảnh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, tùy vào tính chất, mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình...

Nội dung điều 28 luật sở hữu trí tuệ

Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Đồng thời việc đăng ký quyền tác giả còn giúp nâng cao giá trị quyền tác giả, dễ dàng giúp tác giả thực hiện các quyền của...

Các mốc thời gian gia hạn nhãn hiệu?

Gia hạn nhãn hiệu là cách gọi thực tế của một số người về gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, hay gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, là thủ tục pháp lý được chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện nhằm duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi