Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1265 Lượt xem

Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Qua nội dung bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.

Cục Sở hữu trí tuệ cho trụ sở chính được đặt tại Thành Phố Hà Nội, chính vì vậy căn cứ vào tình hình phát triển trên thực tế mà nước ta đã quyết định thành lập các chi nhánh của Cục Sở hữu trí tuệ.

Do đó, qua nội dung bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.

Giới thiệu về lịch sử hình thành của Cục Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có tiền thân đầu tiên là Phòng Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, được thành lập vào năm 10959. Đến năm 1973 thì phòng này đã chính thức đổi tên thành Phòng Sáng chế phát minh.

Đến năm 1982 thì căn cứ theo Nghị định số 125/HĐBT có nội dung về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước, Phòng Sáng chế phát minh đã được đổi tên thành Cục sáng chế, thực hiện các công việc chính liên quan đến quản lý các hoạt động liên quan đến sáng chế, sáng kiến cũng như việc bảo hộ các sáng chế và các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Đến năm 1993, thông qua Nghị định số 22-CP đã quy định về chức năng. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghê và môi trường do Chính phủ ban hành và đổi tên Cục Sáng chế, đồng thời tỏ chức, củng cố lại các hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng thống nhất về mặt nguyên tắc hơn.

Vào năm 2003 thì Cục sở hữu trí tuệ chính thức có tên gọi như ngày nay sau khi Nghị định số 54/2003/NĐ-CP được ban hành, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ do Chính phủ quy định.

Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng chính là tham mưu, quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và tổ chức các hoạt động liên quan đến sự nghiệp về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ

Tại Quyết định số 69/QĐ-BKHCN do Bộ Khoa học công nghệ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ, theo đó chức năng, nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

-Về chức năng của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Tại Điều 1 Quyết định số 69/QĐ-BKHCN thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các chức năng chính sau đây:

+ Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện chức năng chính là tham mưu cho Bộ Khoa học và công nghệ, thống nhất công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.

Công tác quản lý và thực hiện các chính sách liên quan đến Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề hết sức được coi trọng, vì vậy mà Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện chức năng quan trọng là cố vấn, thiết kế, đưa ra đề xuất trong việc thực hiện kế hoạch cho Bộ Khoa học và công nghệ, thực hiện quản lý các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ sao cho đồng bộ nhất trong phạm vi cả nước.

+ Cục Sở hữu trí tuệ được xác định là cơ quan quản lý nhà nước tiến hành công tác quản lý và thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc xác lập quyền cho các đối tượng sở hữu công nghiệp trong lãnh thổ Việt Nam.

Vì vậy có thể nói Cục Sở hữu trí tuệ là một cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ cho các đối tượng có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hoặc các vấn đề khác phát sinh liên quan đến phát minh, sáng chế của mình.

– Nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Ta có thể kể đến một số nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ được ghi nhận tại Điều 2 Quyết định số 69/QĐ-BKHCN, cụ thể như sau:

+ Tiến hành chủ trì và đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong hoạt động thực hiện đưa ra các dự thảo liên quan đến các văn bản pháp luật, chính sách, chương trình, đề án, chiến lược quy hoạch phát triển trong vấn đề sở hữu trí tuệ.

+ Hướng dẫn thực hiện và tiến hành công tác tổ chức kiểm tra quá trình thực hiện các quy định của pháp luật, các chiến lược, kế hoạch đưa ra về lĩnh vực sở hữu trí tuệ thông qua thực tiễn thực hiện

+ Ban hành ra các văn bản hướng dẫn thực hiện mang tính chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của minh

+ Tiến hành triển khai tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, tập huấn mang tính chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

+ Thực hiện triển khai, quản lý hỗ trợ nhằm thúc đẩy các hoạt động phát minh, sáng kiến mới

+ Tiến hành thực hiện các công tác hợp tác mang tính quốc tế liên quan đến Sở hữu trí tuệ, cũng như xử lý các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có liên quan đến những quốc gia khác trên thế giới

Giới thiệu Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ cũng như dễ dàng cho các cá nhân, tổ chức, vì vậy mà Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ đã được thành lập tại Thành phố Đà Nẵng.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Văn phòng Miền Trung – Tây Nguyên) được thành lập theo Quyết định số 547/QĐ-BKHCN ngày 25/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và chính thức đi vào hoạt động ngày 26 tháng 5 năm 2005, là đơn vị trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và sáng kiến tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên (gồm 14 tỉnh: từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên).

Địa chỉ, số điện thoại Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Phó trưởng Văn phòng, Phụ trách Văn phòng: Nguyễn Thị Thuý
Điện thoại: 0236.3889955  – Fax: 0236.3889977
Email: vanphong3@ipvietnam.gov.vn

Tài khoản phí, lệ phí cho việc đăng ký sở hữu trí tuệ:  3511.0.1093215.00000 TẠI KBNN ĐÀ NẴNG

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này hoặc quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký đối tượng của sở hữu trí tuệ như Đăng ký nhãn hiệu; Đăng ký kiểu dáng công nghiệp; Đăng ký sáng chế, quý khách có thể liên hệ với Hotline: 0981.378.999 để được tư vấn và hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (16 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi