Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thừa kế kế vị là gì? Ví dụ về thừa kế kế vị?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5650 Lượt xem

Thừa kế kế vị là gì? Ví dụ về thừa kế kế vị?

Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng thời điểm với những người này.

Trong hệ thống pháp luật dân sự, thừa kế là một trong những chế định pháp luật quan trọng, trong những chế định về thừa kế thừa kế kế vị là một trong những chế định phức tạp, dễ gây nhầm lẫn cho những người không có kiến thức chuyên môn về pháp luật. Để hiểu rõ về Thừa kế kế vị là gì? Ví dụ về thừa kế kế vị? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Thế nào là thừa kế kế vị?

Điều 652 BLDS năm 2015 quy định:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Theo đó, khái niệm thừa kế thế vị được hiểu như sau: Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng thời điểm với những người này.

Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.

Điều kiện để được hưởng thừa kế kế vị?

Thứ nhất: Con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị).

Như vậy, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).

Thứ hai: Những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.

Thứ ba: Giữa họ phải có quan hệ huyết thống về trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).

Thứ tư: Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Thứ năm: Khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị).

Thứ sáu: Bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015.

Các trường hợp thừa kế kế vị theo quy định hiện hành

Thứ nhất: Thừa kế kế vị là gì? Ví dụ về thừa kế kế vị? áp dụng trong trường hợp cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà để lại.

Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”.

Như vậy, nếu như cha hoặc mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với ông hoặc bà thì con sẽ thay thế vị trí của cha, mẹ để thừa kế từ di sản mà ông, bà để lại đối với phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống.

Thứ hai: chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ.

Điều 652 Bộ luật dân sự quy định 2015: “Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Ví dụ về thừa kế kế vị

Thừa kế kế vị là gì? Ví dụ về thừa kế kế vị? Trường hợp cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà:

Ví dụ: A và B kết hôn và có một người con là C, D, C kết hôn với H và có một người con là G. C chết năm 2010, năm 2018 A chết và không để lại di chúc, như vậy sẽ chia tài sản thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế của A là C và D. Tuy nhiên, C đã chết trước A nên tài sản mà đáng lẽ ra C được hưởng sẽ do G là con của C thừa kế kế vị tài sản này.

Trường hợp chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ:

Ví dụ: A và B kết hôn và có một người con là M, M kết hôn với H có một người con là K, K kết hôn với T và có con là C.Tháng 1/2012 M chết, tháng 9/2012 K chết, Năm 2017, A chết không để lại di chúc, như vậy người thừa kế của A là M đã chết nên K trở thành người thừa kế kế vị của M, tuy nhiên K cũng đã chết do đó C trở thành người thừa kế kế vị của K hưởng di sản của cụ để lại mà đáng lẽ ra M là người được hưởng nếu còn sống.

Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị

Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị gồm:

– Hồ sơ khai nhận di sản của người thừa kế:

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người;

+ Hộ khẩu;

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân;

+ Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);

+ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế;

+ Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ.

– Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế:

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản (hoặc) giấy báo tử (hoặc) bản án tuyên bố đã chết;

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân;

+ Di chúc;

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở; Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa – hợp thức hóa do UBND quận/huyện cấp có xác nhận của Phòng thuế trước bạ và thổ trạch; Văn tự bán nhà được UBND chứng nhận (nếu có); Biên lai thu thuế nhà đất (nếu có).

+ Giấy phép xây dựng (nếu có)

+ Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành (nếu có)

+ Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)

+ Giấy tờ về tài sản khác (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngân hàng mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu…).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Thừa kế kế vị là gì? Ví dụ về thừa kế kế vị? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
4.3/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi