Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục trả con dấu cho cơ quan công an 2024 nhanh nhất
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3837 Lượt xem

Thủ tục trả con dấu cho cơ quan công an 2024 nhanh nhất

Thủ tục trả con dấu cho cơ quan công an áp dụng cho doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới thì phải nộp lại con dấu cũ và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Nói đến thủ tục trả con dấu cho Sở kế hoạch đầu tư có lẽ nhiều người không cảm thấy quá xa lạ với thủ tục này. Song nếu nói đến Thủ tục trả con dấu cho công an thì nhiều người thực sự không biết thủ tục này như thế nào? Sao lại phải trả cho cơ quan công an? Nếu trả thì thủ tục như thế nào?

Hiểu rõ những vấn đề đó, chúng tôi thực hiện bài viết hướng dẫn Khách hàng thực hiện thủ tục trả con dấu cho cơ quan công an để Khách hàng tham khảo.

Hồ sơ trả con dấu cho cơ quan công an như thế nào?

Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng con dấu hoặc theo quy định sẽ phải trả lại con dấu cho cơ quan công an bao gồm các trường hợp theo quy định tại điều 18 nghị định 99/2016/NĐ-CP:

– Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;

– Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;

– Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;

– Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;

– Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;

– Các cơ quan, tổ chức khác sử dụng con dấu (công ty luật, trường mầm non, công đoàn…) khi không có nhu cầu sử dụng con dấu

– Sử dụng con dấu mà đã hết thời hạn sử dụng con dấu

Lưu ý: Không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng phải tiến hành Thủ tục trả con dấu cho cơ quan công an. Mà chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại điều 18 của nghị định, doanh nghiệp được thành lập vào thời điểm trước ngày 1/7/2015 và được cơ quan công an cấp con dấu sẽ bắt buộc phải thực hiện thủ tục trả lại con dấu tại chính cơ quan đó khi doanh nghiệp có quyết định giải thể hay có nhu cầu sử dụng mẫu dấu mới.

Những doanh nghiệp thành lập không phải thực hiện thủ tục này bởi Luật Doanh nghiệp đã giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc làm con dấu cho chính doanh nghiệp thay vì phải đăng ký mẫu dấu với Cơ quan Công an như trước đây.

Với hồ sơ khi thực hiện thủ tục trả dấu cho công an do không có nhu cầu sử dụng con dấu cũ; thay đổi về tên, địa chỉ doanh nghiệp; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; dấu hư hỏng, hết hiệu lực., doanh nghiệp cần chuẩn bị như sau:

– Công văn trả dấu cho công an;

Thông báo thay đổi mẫu dấu mới;

– Thông báo chấp thuận của Phòng đăng ký kinh doanh về việc đồng ý đăng tải mẫu dấu;

– Giấy giới thiệu nếu là nhân viên công ty đi làm;

– Dấu doanh nghiệp cũ;

– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu- Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc mang đi đối chiếu

Với hồ sơ khi thực hiện thủ tục trả con dấu cho cơ quan công an do doanh nghiệp giải thể thì hồ sơ cần có:

– Công văn trả dấu cho công an;

– Thông báo yêu cầu trả dấu công an của Phòng đăng ký kinh doanh.

– Giấy giới thiệu nếu là nhân viên công ty đi làm;

– Dấu doanh nghiệp;

– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu

– Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc mang đi đối chiếu.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong, Khách hàng mang hồ sơ đến: Phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội tại các tỉnh, thành phố. Cơ quan cấp dấu sẽ là nơi cơ quan thu hồi dấu. Nếu hồ sơ hợp lệ thì thủ tục được giải quyết trong vòng 05 ngày làm việc.

Công văn xin trả lại con dấu cho cơ quan công an thực hiện ra sao?

Khi soạn thảo công văn trả lại dấu cho cơ quan công an thì nội dung mẫu cần đầy đủ các thông tin về:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ theo mẫu đơn thông thường và tên Doanh nghiệp

– Kính gửi: PHÒNG CẢNH SÁT QLHC VÀ TTXH – CÔNG AN tỉnh thành phố…

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số bao nhiêu, do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày tháng năm nào

Mã số doanh nghiệp

– Trụ sở chính của Doanh nghiệp

– Đại diện pháp luật của công ty

– Lý do thực hiện việc trả dấu. Ví dụ: Hiện nay, doanh nghiệp đã được Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ ngày 15 tháng 12 năm 2020

Vì vậy, doanh nghiệp làm công văn này kính đề nghị Quý cơ quan cho doanh nghiệp được trả lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của Công ty để Công ty làm thủ tục xin cấp đổi con dấu theo đúng quy định của pháp luật.

– Công ty cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung công văn này.

– Ký và ghi rõ họ tên của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi liên quan đến Thủ tục trả con dấu cho cơ quan công an. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Đánh giá bài viết:
1/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi