Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 975 Lượt xem

Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án như thế nào?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn về: Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án như thế nào?

Tranh chấp trong kinh doanh thương mại về bản chất là một loại của tranh chấp dân sự và có nhiều đặc thù, mặc dù vậy nhưng hệ thống tư pháp của Việt Nam đã đáp ứng được những yêu cầu để có thể giải quyết những vụ việc đó. Vậy thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án như thế nào?

Khởi kiện và thụ lý vụ án tranh chấp trong thương mại

Một là: Khởi kiện vụ án

– Đơn khởi kiện:

Đơn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại phải được làm (theo mẫu) đúng theo quy định tại Điều 189 BLTTDS. 

– Tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện vụ án tranh chấp trong thương mại:

Về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan nên họ không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án. 

Các tài liệu, chứng cứ đương sự phải nộp kèm theo đơn khởi kiện phụ thuộc vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Những tài liệu, chứng cứ mà đương sự phải nộp kèm theo đơn khởi kiện có thể bao gồm: Hợp đồng, Phụ lục hợp đồng, các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giao, nhận hàng, thanh toán tiền hàng…; nếu họ chưa thể gửi đủ các tài liệu, chứng cứ này, thì cùng với đơn khởi kiện họ phải gửi bản sao hợp đồng. 

Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đương sự nộp kèm theo đơn khởi kiện, Thẩm phán xem xét, đánh giá tính đầy đủ và hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ đương sự nộp kèm theo đơn khởi kiện; yêu cầu người khởi kiện nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. 

Sau khi nhận đơn khởi kiện, Toà án phải cấp giấy báo nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện; nếu Toà án nhận đơn khởi kiện gửi qua bưu điện, thì Toà án gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện để thông báo cho người khởi kiện biết. 

Ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, việc phân công người xem xét đơn khởi kiện được thực hiện. Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện phải có một trong các quyết định sau đây: 

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. 

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện biết. 

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 192 của BLTTDS

+ Xử lý tình huống phát sinh khi tiếp nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện (ủy quyền khởi kiện; khởi kiện bằng văn bản hoặc bằng miệng; có đương sự hoặc tài sản 

nước ngoài…). 

Hai là: Thụ lý vụ án tranh chấp trong thương mại 

Sau khi nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện, thẩm phán giải quyết vụ việc phải kiểm tra các yếu tố: 

– Xem xét đơn khởi kiện

– Xem xét các tài liệu, chứng cứ nộp kèm đơn khởi kiện

– Xác định tư cách khởi kiện của người khởi kiện

– Xác định thẩm quyền giải quyết vụ án của tòa án

– Xác định thời hiệu khởi kiện

– Xác định mức tạm ứng án phí 

Nếu có đầy đủ các yếu tố hợp lệ, ra thông báo thụ lý vụ án tranh chấp trong thương mại. 

Hòa giải và chuẩn bị xét xử 

Thẩm phán phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được. 

– Những vụ án không được hòa giải (Điều 206 BLTTDS) gồm: 

+ Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; 

+ Những vụ án kinh doanh, thương mại phát sinh từ giao dịch vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội; 

– Những vụ án tranh chấp thương mại không tiến hành hoà giải được (Điều 182 BLTTDS): 

+ Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.. 

+ Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính 

đáng. 

– Thành phần phiên hòa giải 

Toà án phải triệu tập tất cả những người có liên quan đến việc giải quyết vụ án tham dự phiên hoà giải. 

Nếu việc hoà giải vụ án có liên quan đến tất cả các đương sự trong vụ án mà có đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải để mở lại phiên hoà giải khác có mặt tất cả các đương sự. 

Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đường sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đến đương sự khác và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt, không liên quan đến các đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán tiến hành hoà giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt. 

Trường hợp nêu trên mà các đương sự có mặt thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. 

Trường hợp thoả thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, thì thoả thuận này chỉ có giá trị nếu đương sự vắng mặt tại phiên hoà giải đồng ý bằng văn bản. 

Trường hợp trước khi tiến hành hòa giải đương sự vắng mặt đã có ý kiến bằng văn bản nhưng sau khi kết thúc phiên hòa giải, nội dung hòa giải của các đương sự có mặt khác với nội dung văn bản thể hiện ý chí của đương sự vắng mặt, thì Tòa án phải lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải về thỏa thuận của các đường sự tại phiên hòa giải. Thủ tục và thời hạn lấy ý kiến bằng văn bản của đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trường hợp đương sự đồng ý với kết quả hoà giải thì ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải được xác định là ngày các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án. 

– Nội dung hòa giải vụ án kinh doanh, thương mại 

Toà án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hoà giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý. 

Khi tiến hành hoà giải, tùy theo các quan hệ pháp luật Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình mà tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành cho các đương sự biết (như mối quan hệ giữa các đương sự, việc chịu án phí,…). Thẩm phán không được nói trước với các đương sự ai sai, ai đúng ở chỗ nào hoặc nếu các đương sự không thoả thuận được, thì hướng xét xử của Toà án như thế nào. 

– Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự 

Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó, thì về nguyên tắc chung Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Nếu vì trở ngại khách quan mà 

Thẩm phán không ra quyết định được, thì Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán khác ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. 

Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đường sự trong vụ án) và cả về án phí. Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thoả thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Toà án không công nhận sự thoả thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên toà để xét xử vụ án.

Phiên tòa sơ thẩm 

Hội đồng xét xử gồm: 1 thẩm phán và 2 hội thẩm. Hội đồng xét xử quyết định theo nguyên tắc bình đẳng và theo đa số. 

Phiên Toà sơ thẩm gồm 4 giai đoạn:

Khai mạc phiên tòa

– Thủ tục hỏi tại phiên tòa

+ Hỏi các đương sự về yêu cầu của họ

+ Nghe lời trình bày của các đương sự

+ Hỏi từng đương sự, từng vấn đề

– Tranh luận tại phiên tòa 

Chủ tọa không được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. 

Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Chủ toạ phiên toà đề nghị kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. 

Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần phải xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi, khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận. 

– Nghị án và tuyên án 

Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến đó bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. LG Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả hỏi tại phiên toà và xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, kiểm sát viên. 

Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản này phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án. 

Sau khi tuyên án xong không được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp phát hiện lỗi về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. 

Xét xử phúc thẩm 

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà phải xem xét để ra một trong những quyết định tố tụng sau: 

+ Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

+ Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;

+ Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm;

+ Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. 

Phiên toà phúc thẩm được khai mạc và bắt đầu như phiên toà sơ thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, Hội đồng xét xử chỉ xem xét phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. B Trước khi bắt đầu thủ tục hỏi tại phiên toà phúc thẩm, một thành viên Hội đồng xét xử (thông thường là Chủ toạ phiên toà) tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị. 

Hội đồng xét xử sửa bản án sơ thẩm nếu Toà án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật khi chứng cứ chứng minh đã được Toà án cấp sơ thẩm thu thập đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ nhưng đã được bổ sung đầy đủ tại Toà án cấp phúc thẩm. 

Hội đồng xét xử huỷ bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi chứng cứ do Toà án cấp sơ thẩm thu thập không theo đúng quy định hoặc chưa thật đầy đủ, nhưng tại Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được. – Có những vi phạm về tố tụng như Hội đồng xét xử không đúng thành phần; không triệu tập đầy đủ những người phải tham gia phiên toà sơ thẩm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của họ… . 

Thủ tục xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật

Thứ nhất: Thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm bao gồm:

– Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. 

– Quyết định trong bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. 

– Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Thứ hai: Thủ tục tái thẩm

Căn cứ kháng nghị tái thẩm 

– Mới phát hiện tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án. 

– Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc giả mạo bằng chứng. 

– Thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên, thư ký toà cố tình làm sai lệch hồ sơ. 

– Bản án, quyết định mà toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi