Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất 2024
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8701 Lượt xem

Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất 2024

Khi mua bán nhà đất thì các bên phải công chứng hợp đồng mua bán. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến quý độc giả những thông tin cơ bản về thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất

Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khi mua bán nhà đất thì các bên phải công chứng hợp đồng mua bán.

Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp đến quý bạn đọc thông tin về thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất.

Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất

Khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất sẽ tiến hành theo các bước sau đây:

– Người yêu cầu công chứng xuất trình các giấy tờ đã chuẩn bị cho Công chứng viên và trình bày các nội dung các bên đã thỏa thuận.

– Nếu người yêu cầu công chứng đã tự soạn thảo Hợp đồng thì nộp văn bản đó cho Công chứng viên. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của văn bản. Nếu văn bản đạt yêu cầu thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn xác bên ký. Trường hợp văn bản không đạt yêu cầu thì công chứng viên sẽ bổ sung, sửa đổi. Khi đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ hẹn thời gian ký văn bản.

Trường hợp người yêu cầu công chứng chưa soạn thảo văn bản, Công chứng viên soạn thảo văn bản và hẹn thời kí.

– Người yêu cầu công chứng đọc Hợp đồng hoặc nghe Công chứng viên đọc lại. Khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên.

– Công chứng viên ký công chứng hợp đồng.

– Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu cơ quan công chứng.

Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán đất

Theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 – Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

+ Hồ sơ đối với bên bán:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

– Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng).

– Sổ hộ khẩu.

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn).

– Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác).

+ Hồ sơ đối với bên mua:

– Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

– Sổ hộ khẩu.

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân.

Đối với phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng. Các bên có thể soạn thảo trước hợp đồng.

Như vậy khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu ở trên.

Những loại hợp đồng mua bán nhà đất không cần công chứng

Công chứng mua bán nhà đất không bắt buộc trong mọi trường hợp.

Theo quy định tại điểm b – khoản 3 – Điều 167 – Luật Đất đai năm 2013 vẫn có một số loại hợp đồng, giao dịch thực hiện quyền của người sử dụng nhà, đất mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực bao gồm:

Hợp đồng cho thuê, cho thuê quyền sử dụng nhà, đất; hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Nếu rơi vào hai trường hợp trên, việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch mua bán nhà đất sẽ được thực hiện nếu các bên có yêu cầu.

Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 4 – Thông tư 257/2016/TT-BTC phí công chứng đối với hợp đồng mua bán nhà đất được tính như sau:

+ Chỉ có đất: phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

+ Đất có nhà ở, công trình xây dựng trên đất: phí công chứng tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

Công chứng hợp đồng mua bán đất ở đâu?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 có quy định:

“Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

Như vậy, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì các bên công chứng tại phòng công chứng nhà nước hoặc văn phòng công chứng tư có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (41 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi