Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quyền của Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 913 Lượt xem

Quyền của Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích?

Quyền của Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích bao gồm những quyền gì? Tham khảo bài viết dưới đây để có ngay câu trả lời.

Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích là gì?

Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả.

Tác giả sáng chế là người trực tiếp sáng tạo ra sáng chế. Tác giả sáng chế có thể là một hay nhiều người. Để là đồng tác giả sáng chế, một cá nhân phải có tham gia đóng góp về khởi nguồn ý tưởng cho ít nhất là một trong các điểm yêu cầu bảo hộ hoặc các dấu hiệu cấu thành.

Để là tác giả duy nhất, người đó cần chịu trách nhiệm về ý tưởng sáng chế như được mô tả trong tất cả các điểm yêu cầu bảo hộ sáng chế. Người thực hiện công việc đơn giản theo chỉ dẫn hay áp dụng thực tiễn ý tưởng đó (người triển khai thực tế các thí nghiệm) sẽ không được coi là tác giả sáng chế. Hay nói cách khác ý tưởng về sáng chế được yêu cầu bảo hộ, chứ không phải việc áp dụng sáng chế vào thực tế, tạo thành quyền tác giả sáng chế.

Do vậy, những người chỉ hỗ trợ, giúp sức cho tác giả thực hiện sáng chế mà không phải là người nghĩ ra ý tưởng sáng tạo đó thì không được công nhận là tác giả sáng chế.

Quyền của Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích?

Tác giả sáng chế và giải pháp hữu ích có các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định tại Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau đây:

a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

3. Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật này

Quyền nhân thân của tác giả sáng chế bao gồm quyền được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế.

Do vậy, nếu thông tin về tác giả không chính xác thì tác giả hoàn toàn có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế theo quy định tại Điều 96 Luật Sở trí tuệ.

Quyền tài sản của tác giả sáng chế là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật Sở hữu trí tuệ

Điều 135. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

1. Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

2. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;

b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Trường hợp khách hàng muốn tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp tới số Hotline: 0981.378.999 để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi